Đọc xong bài này, http://danluan.org/tin-tuc/20131118/dao-tuan-dong-tien-co-mui-gi, tôi thấy mình nên viết.
Thỉnh thoảng khi xem được những chuyện, những tin, hoặc tận mắt chứng kiến những điều xảy ra ở VN tôi liên tưởng đến những trường hợp tương tự thế ở Mỹ, rồi viết lại thì sẽ có bạn lên tiếng rằng: bạn đừng so sánh giữa VN và Mỹ, nó khập khiểng lắm và... nên thông cảm cho VN.Bạn à, những điều tôi muốn viết lên, muốn nói lên không phải để so sánh mà điều tôi muốn là để mọi người cùng nhận xét với tôi xem liệu chừng cách nghĩ, cách làm của dân tộc mình đất nước mình có tiến bộ không, có chịu học theo văn minh của người khác, có tính nhân bản không, có lý, có tình không...đó thôi.
Là nhân viên phục vụ ăn uống cho các em học sinh 1 trường tiểu
học ở khu học chánh Cy-Fair, tây bắc Houston, nên tôi hiểu biết rất cặn kẻ về cách thức phục vụ cho những đứa trẻ trong lĩnh vực của mình.
Ở đây, tôi chỉ muốn viết về trường hợp bài báo nêu lên, nếu 1 em học sinh không có tiền ăn trưa, thì chúng tôi sẽ giải quyết ra sao?
Phần ăn trưa của học sinh tiểu học giá $2, gồm đủ 5 phần dinh dưỡng: đạm, tinh bột, rau xanh, trái cây, và sữa.
Vào cuối năm học, mỗi em đều được nhà trường gửi cho 1 mẫu để cha mẹ điền thu nhập và số người sống chung trong gia đình, hoặc có thể điền online gửi lại cho Trung tâm thực phẩm trước ngày khai trường để họ cứu xét. Đa số học sinh được miễn tiền ăn vì họ quy định mức thu nhập tương đối, 1 số khá hơn thì được giảm giá, còn số ít thu nhập cao hoặc cha mẹ lười nộp đơn thì phải trả trọn phần tiền ăn $2/bữa.
Khi các em đến quầy nhận thức ăn, mỗi em tự nhập mã số của mình vào máy tính sẽ hiện lên tình trạng của em ấy, được miễn, giảm, hay phải trả. Nếu em nào bị thiếu tiền, sẽ báo đỏ, lần thứ 1, em sẽ nhận 1 phiếu nhắc nhở gửi cha mẹ đóng tiền. Số tiền được thiếu tối đa $15, có nghĩa là em ấy có thể được ăn thiếu 7 lần. Khi chạm đến mức $15 mà phụ huynh chẳng thấy tăm hơi, lúc ấy nhà ăn sẽ ghi giấy cho em lên văn phòng của trường.
Không biết những trường khác giải quyết ra sao, riêng trường mình thì họ có quỹ ( hình như của mấy nhà hảo tâm tặng dành riêng cho trẻ bị thiếu tiền ăn), cô phụ trách sẽ ghi tên em đó, 1 mặt cô đưa tiền cho em đem trả nhà ăn, mặt khác cô sẽ liên lạc trực tiếp với cha mẹ. Có lúc trường hết tiền, thì sẽ cho các em ăn đỡ cereal với sữa.
Luật ở Mỹ, không được để bất cứ học sinh tiểu học nào đói, không ăn trưa ở trường. Các em được chăm sóc, lo lắng, thậm chí khi các em thiếu tiền, nhà ăn dán sticker nhắc nhở, còn bị phụ huynh khiếu nại vì đã làm xấu hổ con em của họ (:( ), chán vậy đó.
Có lẻ đây chỉ là 1 trong những cách giải quyết ở trường chúng tôi, và tôi nghĩ sẽ còn rất nhiều cách giải quyết vấn đề có tình, có lý mà chúng ta có thể uyển chuyển được, tại sao lại để đứa bé nhịn đói, và nhẫn tâm hơn là bắt đẩy ra khỏi trường, môi trường thiêng liêng nơi học đường cho phép những nhà mô phạm, chuyên rèn đạo đức cho người có những hành động bất nhơn ấy sao,...mong rằng không phải thấy, phải đọc nhưng tin khó tin mà có thật như vậy nữa...
— cảm thấy bực mình.Thỉnh thoảng khi xem được những chuyện, những tin, hoặc tận mắt chứng kiến những điều xảy ra ở VN tôi liên tưởng đến những trường hợp tương tự thế ở Mỹ, rồi viết lại thì sẽ có bạn lên tiếng rằng: bạn đừng so sánh giữa VN và Mỹ, nó khập khiểng lắm và... nên thông cảm cho VN.Bạn à, những điều tôi muốn viết lên, muốn nói lên không phải để so sánh mà điều tôi muốn là để mọi người cùng nhận xét với tôi xem liệu chừng cách nghĩ, cách làm của dân tộc mình đất nước mình có tiến bộ không, có chịu học theo văn minh của người khác, có tính nhân bản không, có lý, có tình không...đó thôi.
Là nhân viên phục vụ ăn uống cho các em học sinh 1 trường tiểu
học ở khu học chánh Cy-Fair, tây bắc Houston, nên tôi hiểu biết rất cặn kẻ về cách thức phục vụ cho những đứa trẻ trong lĩnh vực của mình.
Ở đây, tôi chỉ muốn viết về trường hợp bài báo nêu lên, nếu 1 em học sinh không có tiền ăn trưa, thì chúng tôi sẽ giải quyết ra sao?
Phần ăn trưa của học sinh tiểu học giá $2, gồm đủ 5 phần dinh dưỡng: đạm, tinh bột, rau xanh, trái cây, và sữa.
Vào cuối năm học, mỗi em đều được nhà trường gửi cho 1 mẫu để cha mẹ điền thu nhập và số người sống chung trong gia đình, hoặc có thể điền online gửi lại cho Trung tâm thực phẩm trước ngày khai trường để họ cứu xét. Đa số học sinh được miễn tiền ăn vì họ quy định mức thu nhập tương đối, 1 số khá hơn thì được giảm giá, còn số ít thu nhập cao hoặc cha mẹ lười nộp đơn thì phải trả trọn phần tiền ăn $2/bữa.
Khi các em đến quầy nhận thức ăn, mỗi em tự nhập mã số của mình vào máy tính sẽ hiện lên tình trạng của em ấy, được miễn, giảm, hay phải trả. Nếu em nào bị thiếu tiền, sẽ báo đỏ, lần thứ 1, em sẽ nhận 1 phiếu nhắc nhở gửi cha mẹ đóng tiền. Số tiền được thiếu tối đa $15, có nghĩa là em ấy có thể được ăn thiếu 7 lần. Khi chạm đến mức $15 mà phụ huynh chẳng thấy tăm hơi, lúc ấy nhà ăn sẽ ghi giấy cho em lên văn phòng của trường.
Không biết những trường khác giải quyết ra sao, riêng trường mình thì họ có quỹ ( hình như của mấy nhà hảo tâm tặng dành riêng cho trẻ bị thiếu tiền ăn), cô phụ trách sẽ ghi tên em đó, 1 mặt cô đưa tiền cho em đem trả nhà ăn, mặt khác cô sẽ liên lạc trực tiếp với cha mẹ. Có lúc trường hết tiền, thì sẽ cho các em ăn đỡ cereal với sữa.
Luật ở Mỹ, không được để bất cứ học sinh tiểu học nào đói, không ăn trưa ở trường. Các em được chăm sóc, lo lắng, thậm chí khi các em thiếu tiền, nhà ăn dán sticker nhắc nhở, còn bị phụ huynh khiếu nại vì đã làm xấu hổ con em của họ (:( ), chán vậy đó.
Có lẻ đây chỉ là 1 trong những cách giải quyết ở trường chúng tôi, và tôi nghĩ sẽ còn rất nhiều cách giải quyết vấn đề có tình, có lý mà chúng ta có thể uyển chuyển được, tại sao lại để đứa bé nhịn đói, và nhẫn tâm hơn là bắt đẩy ra khỏi trường, môi trường thiêng liêng nơi học đường cho phép những nhà mô phạm, chuyên rèn đạo đức cho người có những hành động bất nhơn ấy sao,...mong rằng không phải thấy, phải đọc nhưng tin khó tin mà có thật như vậy nữa...
14 comments:
Nói về giáo dục, Mỹ là số 1 đó Thảo. Giáo dục Úc thua xa.
Ở Mỹ, con cái của những người nhập cư bằng visa du học hay làm việc, con cái của những người nhập cư bất hợp pháp, đều được đi học miễn phí. Những đứa trẻ được miễn hoặc giảm tiền ăn khi bố mẹ có thu nhập thấp, cho dù tình trạng di trú như thế nào, và thầy cô giáo cũng như nhân viên trong trường không ai được quyền tiết lộ tình trạng miễn giảm tiền ăn của học sinh để làm chúng xấu hổ.
Bên em cũng lắm bất công, đi học ko được đóng tiền gì hết trơn. Cha mẹ nào có con đến tuổi đi học mà ko đưa đi học thì coi như vi phạm pháp luật, thiệt ko có nhân quyền gì ráo.
chị BB: em không đọc bài viết trong cái link vì em thấy rất bực bội khi đọc vấn đề education, social, moral issue của nuớc nhà mình
cái moral standards, cái gọi là bảo vệ những đứa trẻ bên VN hoặc ngay cả mấy nuớc như Ấn, Tàu thì chỉ hy vọng vài thế kỷ nữa họ theo kịp các nuớc Tây Phuơng
Khu em ở lunch là $3 ba mẹ deposit vào account, nếu hết tiền thì lunch đuợc ăn cereals và yogurt (cái này quỹ của Parent Teacher Organization PTO, khu em ở có PTO, goal họ mỗi năm là raise khoảng $75,000 để phụ vào art supplies, music programs, enrichment programs... và mấy thứ ăn uống linh tinh khi họp hành).
Vậy là Khu Học Chánh Cypress-Fairbank còn có lunch rẻ hơn Ft. Bend nha chị. Ft. Bend là $2.75/lunch. Mà cũng giống như chị nói đó, hôm nào quên bỏ tiền vào account thì tụi nhỏ vẫn được ăn. Sau một tuần mà vẫn ...quên thì tụi nhỏ chỉ được ăn cereal & yogurt thôi. Mà dạo này Ft. Bend làm cũng dễ, cứ deposit thẳng bằng online luôn để phụ huynh nào bận quá thì dùng online cho nhanh.
Cứ nhắc mấy chuyện "giáo dục" bên VN mình là bực mình thôi chị ui. hic ....
Ha...Ha...nho nay viet co duyen de so, chi rat thich doc com cung ;-)
Chi cung rat it doc tin Vn, hom nay tinh co thoi, noi chung truong ben nay tuong tu nhau he ;-)
Nam nay tang 25c roi do di Quy, gio lam gi cung online het tien he nho :-)
Di Tr rat chinh xac ve chuyen o tiet lo tinh trang cua tre. Co song nhieu noi minh moi phan biet duoc Trang he ;-)
Ông con em thì đóng $3/meal. Trường có nhà bếp nấu ăn tại trường. Ông quên nói mẹ đóng tiền hoài à. Nhưng ông ấy biết ông có quên thì cũng chẳng ai bỏ đói ổng cả. Có khi nợ cả tuần rồi mới nói. THiệt là hết chỗ nói đó chị.
Nhìn người mà nghĩ đến ta, thiệt là đau lòng. Di dân thôi! qua Lào chắc cũng ko bị bỏ đói.
Cy-fair có cả xưởng sản xuất chế biến thức ăn luôn về trường tụi chị còn tự nấu nữa nên đồ ăn rất tươi ngon đó Hằng.
Chị o biết sao mà họ nỡ đối xử với trẻ con như vậy nữa rita ơi :(
Còn rất nhiều chuyện đau lòng về cách đối xử với trẻ em ở VN.Buồn hơn khi trong môi trường giáo dục họ vì thành tích luôn dạy trẻ em nói dối.
M Quan, MAnh hoc duoc khong H, chi mong 2 dua som qua ben nay ;-)
MINH ANH , MINH QUÂN HỌC GIỎI.thấy Anh BE BO được biết nhiều thứ ham lắm.
Post a Comment