Nhanh ghê, quay qua , quay lại, sắp hết 2 tháng hè, sáng qua nhận được giấy báo tập họp, để chuẩn bị đi làm, cả tháng nay nghỉ nằm nhà, nhớ nhớ.
Hôm trước có hứa với nhỏ PD bữa nào quỡn kể chuyện việc làm chi tiết hơn.
Có vào làm, tiếp xúc với công việc mới thấy hết cái chuyện phục vụ con nít ăn uống ở cái xứ này nó coi trọng đến mức nào, từ chuyện thiệt là nhỏ nhặt, nhưng lúc nào vấn đề vệ sinh cũng được đặt hàng đầu hết, kế đó là thời hạn qui định, nhiệt độ thực phẩm, sự an toàn tuyệt đối và cuối cùng là chất lượng thực phẩm phải bảo đãm đầy đủ theo mức cơ bản quy định cho mỗi phần ăn. Cho nên, con cái đi học, ăn uống trong trường là hoàn toàn an tâm, không cần phải lo lắng gì cả.
Sau khi phỏng vấn để được chính thức vào làm tui phải đi lăn tay, để lưu hồ sơ, họ kiểm tra xem có từng bị tiền án, hay dính líu gì đến ma túy, rượu chè. Xét nghiệm máu, da, có nhiễm những bệnh truyền nhiễm, sức khỏe có vấn đề gì không, nếu đạt yêu cầu họ cho dự 2 buổi để nghe về quy tắc, 1 số kiến thức cơ bản quy định, và luật lệ có làm bài thu hoạch sau mỗi buổi.
Tui được phát 4 bộ đồng phục đủ mặc từ thứ 2 đến thứ 5, thứ sáu được mặc quần Jean xanh và áo thun theo qui định của trường mình đang làm.
Điều bắt buộc triệt để là cả nam lẫn nữ đều phải có bao lưới trùm tóc lại, tránh tóc rơi vào thức ăn.
Giày phải mang loại chống trượt nước, vì đi tới lui trong nhà bếp rất nhiều nước dễ trơn trợt.
Không được phép mang nữ trang, vòng vàng gì hết, chỉ duy nhứt chiếc nhẫn cưới thì OK.
(Tui đã phải đập bể chiếc vòng cẩm thạch, quà của bà mẹ chồng cho lúc đám cưới, khi vào làm ở trường Trung học, cô phụ trách nói tui cởi vòng ra bỏ túi, sau khi làm xong mang lại, nhưng chiếc vòng đã theo tui 13 năm rồi lúc cái tay ốm nhom, giờ nó ú nu làm sao mà cởi cho ra?)
Tui cũng được cấp 1 thẻ làm việc và 1 thẻ đậu xe.
Chỉ được phép cà thẻ trước giờ làm tối đa là 5 phút, cho nên nếu bạn có đi sớm thì cũng đứng chơi, chờ tới giờ mới bấm thẻ, mỗi lần người phụ trách muốn phân công việc cho bạn họ đều hỏi mình bấm thẻ chưa rồi mới giao việc. Tới giờ về cũng vậy, nếu xong việc sớm ( rất hiếm, vì họ đã tính rất sít sao) thì cũng chờ tới hết giờ mới bấm thẻ, nếu mình làm hơi bị trể thì cũng không quá 10 phút.
Năm tháng, tui đã đi khắp vòng từ tiểu học đến trung học, từ rửa chén, đến phụ chuẩn bị thức ăn đến đứng ngoài quầy phục vụ thức ăn cho học sinh rồi tính tiền, tui đều đã làm qua.
Hì ...nói rửa chén vậy chứ chả có cái chén nào để rửa mà chỉ toàn những cái mâm, cái khay khổng lồ để nướng và chế biến thức ăn. Bồn rửa bằng inox, lớn gấp mười mấy lần cái chậu rửa chén ở nhà mình, chia làm 4 ngăn: ngăn đầu tiên để xịt rửa thức ăn cho vào máy xay hủy bỏ, có để điều chỉnh nước cực nóng để dễ dàng tẩy đi lớp dầu mở bám dính, ngăn kế tiếp là nước xà bông phải ở nhiệt độ nóng, ngăn thứ 3 là nước ấm sạch để rửa tráng lại và ngăn cuối cùng là nước sát trùng lạnh.
Một vài trường trung học có trang bị máy rửa, máy lớn lắm ngang khoảng 1m, dài khoảng 10m, hoạt động như là mấy chổ rửa xe (car wash). Chất những khay nhôm, inox vào 1 khay nhựa lớn giống giống như mấy khay nhựa đựng bia chai nhưng lớn cở gấp đôi và thành khay thì thấp hơn, rồi cho khay vào rãnh bánh xe phía đầu máy sẽ cuốn từ từ vào trong, áp suất lớn quay và phun nước xà bông nóng thật mạnh để tẩy rửa chầm chậm. Hết giai đoạn, những khay sạch sẽ được đẩy ra ngoài, mình chỉ việc đem chất lên kệ là xong.
Trước khi vào làm, nhân viên xếp hàng trước bồn rửa tay xong xuôi mới bắt đầu công việc.
Để có 1 phần ăn cho các em, phải chuẩn bị rất nhiều thứ, vì 1 phần đúng tiêu chuẩn phải có đủ các thành phần chính là thịt, bánh mì, trái cây, rau cải và sữa, nếu có em không muốn uống sữa thì phải có nước trái cây. Thực đơn thay đổi mỗi ngày.
Tay luôn phải mang bao tay, mỗi khi dùng tay cầm khăn lau quầy đều phải thay bao tay khác. Nói chung là khi đang dùng bao tay mà cầm cái gì ngoài quầy thức ăn là phải thay bao mới.
Nhiệt độ phải theo dõi thường xuyên và ghi chép lại cẩn thận sau mỗi đợt học sinh nhận thức ăn.
Phải đảm bão thức ăn lạnh luôn ở nhiệt độ dưới 40oF và thức ăn nóng phải trên 140oF, không đúng nhiệt độ như thế phải điều chỉnh lại, nếu phát hiện nhiệt độ không đúng qua 1 đêm là phải đổ bỏ toàn bộ.
Lần làm ở trường mấy em học hè vừa qua, sáng sớm vô đã nghe bà phụ trách sorry là hôm nay mọi người phải làm cực hơn mọi bữa vì bả kiểm tra thấy nhiệt độ của phòng đông lạnh lên tới 45oF, do đó toàn bộ kho lạnh phải dọn ra bỏ hết, trời, người nào, người nấy nhìn nhau ngán ngẩm, vừa tiếc hùi hụi.
Thế là xen giữa mấy đợt học sinh ăn, tụi tui phải đẩy nào là sữa, nước trái cây, bánh mì, thịt, pizza, rau củ, ra ngoài. Rồi đâu phải để vậy rồi bỏ thùng rác? Mấy chục thùng sữa, mấy chục thùng nước trái cây, đổ hết, phải khui từng hộp sữa , đổ sữa ra, rồi bỏ hộp giấy, hộp nhựa vô loại bao rác tái chế, xong phải đổ vào bao, nước sát trùng, cho bỏ ra ngoài đừng bị hôi. Còn thịt, bánh mì, rau cải thì cũng phải mở ra bỏ vào máy xay.
Cuối giờ bà quản lý cho biết tụi tui đã đổ bỏ hết $762.
Lúc mới vào làm, thấy nhiều thứ bị đổ bỏ quá, tui tiếc lắm, nhứt là bao nhiêu khay cà rốt, rau cải còn tươi xanh đổ đi thường xuyên mỗi ngày, trong khi đó bầy thỏ nhà tui thì thiếu thức ăn do trời lạnh cóng ngoài vườn không còn cây cỏ gì hết. Tui bèn hỏi xin đem về cho thỏ ăn, nhưng được cho biết là nhân viên chỉ có thể ăn mọi thứ khi còn ở trong giờ làm, ngoài ra không được phép mang bất cứ thứ gì ra ngoài hết.
Bận rộn nhứt là đến giờ ăn của học sinh, tất cả mọi thứ khác đều phải gác lại, ưu tiên hàng đầu cho việc phục vụ bọn trẻ. Nhóm thì chuẩn bị bày thức ăn, nhóm khác bổ sung thức ăn đầy vào các tủ đông lạnh, tủ hâm nóng, nhóm ở quầy tính tiền.
Khi học sinh vào, đến phiên đứa nào cũng được ân cần hỏi muốn ăn gì, nếu em đó chỉ muốn có 1 thứ thì phải khuyến khích nó lấy cho đầy đủ hết những thứ cho đủ chất lượng 1 bữa ăn, tối kỵ nhứt là để các em phải chờ lâu.
Tụi tui được dặn dò là lúc nào cũng phải "ready", thức ăn phải được bày biện và cách phục vụ phải như "restaurant", hi...hi, phải nói mấy đứa con nít này thiệt sướng. Phía ngoài bàn ăn được xếp ngay ngắn, có mấy người cầm sẵn trên tay chai nước sát trùng tay. Có bàn dành riêng cho các em bị dị ứng thức ăn, có dãy bàn dành cho cha mẹ vào ăn với con.
Trường cấp 1 thì thức ăn đơn giản, ít bận rộn. Cấp 2 và cấp 3 đa dạng hơn, lượng học sinh đông hơn, phức tạp hơn và mức độ khẩn trương hơn.
Quầy tính tiền cho thức ăn nhanh 1 dọc mười mấy cái, vừa lấy thức ăn, vừa tính tiền luôn tay, lúc đầu tui làm còn hơi lọng cọng vì chưa quen với thực đơn và tên các món ăn, cả tuần mới quen.
Nhờ đi làm tui có thêm nhiều bạn mới, có những người cực kỳ dễ thương, bên cạnh đó cũng có vài người hơi bị lạnh lùng.
Nhớ lúc mới làm khoảng 1 tháng, đến trường kia, qua ngày thứ 2, thấy có thêm 1 cô hơi lạ, cứ nghĩ chắc hôm qua cô này nghỉ, hôm nay mới vô. Hình như cô này là xếp nhì hay sao mà cổ lanh và coi bộ có uy lắm, làm việc rụp rụp, đâu vào đó, cô ta chào hỏi mình rất lịch sự, làm 1 chút mới biết, à thì ra cô là người trên Sở đưa xuống kiểm tra.
Tới giờ học sinh ăn, cô ấy xông xáo chào mời mấy dĩa rau, củ, trái cây, vì tụi nhỏ rất ít chịu tự lấy ăn. Tui thì lăng xăng lấy thức ăn. Đến lượt 2, phải châm thêm những thứ đã hết, tui mở tủ lạnh lấy khay xà lách đặt cao quá tầm với của mình, tui ráng với lấy ra được, nhưng mới vừa bưng ra thì vướng lại cửa tủ, cả khay rau rớt ụp xuống đất, vô phương cứu chữa. Tui luýnh quýnh hốt, học sinh đang ra rần rần, ai cũng bận rộn, lu bu, không ai giúp, tui cố hốt lẹ sợ bà quản lý nhìn thấy, đang lui cui thì thấy bàn tay ai đó nhanh nhẹn hốt với mình, nhìn lên thì ra cô trên Sở. Tôi vội sorry, cô liền nói nhanh accident, accident, don't worry, lúc tui bưng mâm vô bếp, chợt nghe có tiếng la lớn bên ngoài, what happened? where is she? nghe tiếng bà quản lý tru tréo, tui vội cầm cây lau nhà đi nhanh ra, bả la là phải, vì tui made trouble đúng lúc có người xuống kiểm tra mà.
Nhưng thiệt tình lúc ấy tui tủi thân lắm, nước mắt lưng tròng, nhưng gắng bình tĩnh làm tiếp công việc.
Cô trên Sở đến, vuốt nhẹ vai tui , I know, not your fault, take easy...cô càng nói, nước mắt tui càng chảy , tui tránh nhìn thẳng vào mặt cô nói Thank you. (Viết tới đây chợt nhớ câu còm của nhỏ Moon ở bài viết lúc mới đi làm: Chờ đọc tiếp những entry kể chuyện vui khi đi "mần" và cả những entry càm ràm chuyện "bực bội" nghen chị)
Có ngày kia, đang cúi xuống lấy thức ăn, thì nghe tiếng hỏi, cô ơi, cô là người Việt? Ơ, con người Việt à, con học lớp mấy? dạ con học lớp 7, con mới qua có 6 tháng hà cô ơi, thấy cô con mừng quá, con bé nói nhanh, lộ vẻ vui mừng rõ rệt. Thứ hai, cô có làm ở đây không? Có chi hông con, con cần cô giúp gì hả? da...dạ, con bé ngập ngừng, mấy đứa đứng phía sau chờ lâu, đẩy con bé lên trước, thấy vậy tui nói, để cô cho con số điện thoại có gì con gọi cô nha.
Rồi đi đến trường nọ, chị người Việt à, thế là có bạn chuyện trò. Làm ngành này dân Mễ chiếm đa số, chỉ có phụ trách là Mỹ thôi, còn Vietnamese thì loe ngoe có mấy móng nên gặp được là mừng lắm.
Nhưng mà tui thích vậy hơn, ít ít mới vui chứ nhiều quá là sinh chuyện, nghe kể ở mấy tiệm nail, ôi thôi đủ thứ, thằng cháu của anh B nói, nó phải xử lý mấy chuyện lặt vặt của mấy mợ phát mệt luôn.
Buồn ngủ quá, ngưng ngang ở đây dzậy, ngủ ngon bà con!
Tuần nữa là trở lại con đường đau khổ tập 2, hu..hu..hic.
Hôm trước có hứa với nhỏ PD bữa nào quỡn kể chuyện việc làm chi tiết hơn.
Có vào làm, tiếp xúc với công việc mới thấy hết cái chuyện phục vụ con nít ăn uống ở cái xứ này nó coi trọng đến mức nào, từ chuyện thiệt là nhỏ nhặt, nhưng lúc nào vấn đề vệ sinh cũng được đặt hàng đầu hết, kế đó là thời hạn qui định, nhiệt độ thực phẩm, sự an toàn tuyệt đối và cuối cùng là chất lượng thực phẩm phải bảo đãm đầy đủ theo mức cơ bản quy định cho mỗi phần ăn. Cho nên, con cái đi học, ăn uống trong trường là hoàn toàn an tâm, không cần phải lo lắng gì cả.
Sau khi phỏng vấn để được chính thức vào làm tui phải đi lăn tay, để lưu hồ sơ, họ kiểm tra xem có từng bị tiền án, hay dính líu gì đến ma túy, rượu chè. Xét nghiệm máu, da, có nhiễm những bệnh truyền nhiễm, sức khỏe có vấn đề gì không, nếu đạt yêu cầu họ cho dự 2 buổi để nghe về quy tắc, 1 số kiến thức cơ bản quy định, và luật lệ có làm bài thu hoạch sau mỗi buổi.
Tui được phát 4 bộ đồng phục đủ mặc từ thứ 2 đến thứ 5, thứ sáu được mặc quần Jean xanh và áo thun theo qui định của trường mình đang làm.
Điều bắt buộc triệt để là cả nam lẫn nữ đều phải có bao lưới trùm tóc lại, tránh tóc rơi vào thức ăn.
Giày phải mang loại chống trượt nước, vì đi tới lui trong nhà bếp rất nhiều nước dễ trơn trợt.
Không được phép mang nữ trang, vòng vàng gì hết, chỉ duy nhứt chiếc nhẫn cưới thì OK.
(Tui đã phải đập bể chiếc vòng cẩm thạch, quà của bà mẹ chồng cho lúc đám cưới, khi vào làm ở trường Trung học, cô phụ trách nói tui cởi vòng ra bỏ túi, sau khi làm xong mang lại, nhưng chiếc vòng đã theo tui 13 năm rồi lúc cái tay ốm nhom, giờ nó ú nu làm sao mà cởi cho ra?)
Tui cũng được cấp 1 thẻ làm việc và 1 thẻ đậu xe.
Chỉ được phép cà thẻ trước giờ làm tối đa là 5 phút, cho nên nếu bạn có đi sớm thì cũng đứng chơi, chờ tới giờ mới bấm thẻ, mỗi lần người phụ trách muốn phân công việc cho bạn họ đều hỏi mình bấm thẻ chưa rồi mới giao việc. Tới giờ về cũng vậy, nếu xong việc sớm ( rất hiếm, vì họ đã tính rất sít sao) thì cũng chờ tới hết giờ mới bấm thẻ, nếu mình làm hơi bị trể thì cũng không quá 10 phút.
Năm tháng, tui đã đi khắp vòng từ tiểu học đến trung học, từ rửa chén, đến phụ chuẩn bị thức ăn đến đứng ngoài quầy phục vụ thức ăn cho học sinh rồi tính tiền, tui đều đã làm qua.
Hì ...nói rửa chén vậy chứ chả có cái chén nào để rửa mà chỉ toàn những cái mâm, cái khay khổng lồ để nướng và chế biến thức ăn. Bồn rửa bằng inox, lớn gấp mười mấy lần cái chậu rửa chén ở nhà mình, chia làm 4 ngăn: ngăn đầu tiên để xịt rửa thức ăn cho vào máy xay hủy bỏ, có để điều chỉnh nước cực nóng để dễ dàng tẩy đi lớp dầu mở bám dính, ngăn kế tiếp là nước xà bông phải ở nhiệt độ nóng, ngăn thứ 3 là nước ấm sạch để rửa tráng lại và ngăn cuối cùng là nước sát trùng lạnh.
Một vài trường trung học có trang bị máy rửa, máy lớn lắm ngang khoảng 1m, dài khoảng 10m, hoạt động như là mấy chổ rửa xe (car wash). Chất những khay nhôm, inox vào 1 khay nhựa lớn giống giống như mấy khay nhựa đựng bia chai nhưng lớn cở gấp đôi và thành khay thì thấp hơn, rồi cho khay vào rãnh bánh xe phía đầu máy sẽ cuốn từ từ vào trong, áp suất lớn quay và phun nước xà bông nóng thật mạnh để tẩy rửa chầm chậm. Hết giai đoạn, những khay sạch sẽ được đẩy ra ngoài, mình chỉ việc đem chất lên kệ là xong.
Trước khi vào làm, nhân viên xếp hàng trước bồn rửa tay xong xuôi mới bắt đầu công việc.
Để có 1 phần ăn cho các em, phải chuẩn bị rất nhiều thứ, vì 1 phần đúng tiêu chuẩn phải có đủ các thành phần chính là thịt, bánh mì, trái cây, rau cải và sữa, nếu có em không muốn uống sữa thì phải có nước trái cây. Thực đơn thay đổi mỗi ngày.
Tay luôn phải mang bao tay, mỗi khi dùng tay cầm khăn lau quầy đều phải thay bao tay khác. Nói chung là khi đang dùng bao tay mà cầm cái gì ngoài quầy thức ăn là phải thay bao mới.
Nhiệt độ phải theo dõi thường xuyên và ghi chép lại cẩn thận sau mỗi đợt học sinh nhận thức ăn.
Phải đảm bão thức ăn lạnh luôn ở nhiệt độ dưới 40oF và thức ăn nóng phải trên 140oF, không đúng nhiệt độ như thế phải điều chỉnh lại, nếu phát hiện nhiệt độ không đúng qua 1 đêm là phải đổ bỏ toàn bộ.
Lần làm ở trường mấy em học hè vừa qua, sáng sớm vô đã nghe bà phụ trách sorry là hôm nay mọi người phải làm cực hơn mọi bữa vì bả kiểm tra thấy nhiệt độ của phòng đông lạnh lên tới 45oF, do đó toàn bộ kho lạnh phải dọn ra bỏ hết, trời, người nào, người nấy nhìn nhau ngán ngẩm, vừa tiếc hùi hụi.
Thế là xen giữa mấy đợt học sinh ăn, tụi tui phải đẩy nào là sữa, nước trái cây, bánh mì, thịt, pizza, rau củ, ra ngoài. Rồi đâu phải để vậy rồi bỏ thùng rác? Mấy chục thùng sữa, mấy chục thùng nước trái cây, đổ hết, phải khui từng hộp sữa , đổ sữa ra, rồi bỏ hộp giấy, hộp nhựa vô loại bao rác tái chế, xong phải đổ vào bao, nước sát trùng, cho bỏ ra ngoài đừng bị hôi. Còn thịt, bánh mì, rau cải thì cũng phải mở ra bỏ vào máy xay.
Cuối giờ bà quản lý cho biết tụi tui đã đổ bỏ hết $762.
Lúc mới vào làm, thấy nhiều thứ bị đổ bỏ quá, tui tiếc lắm, nhứt là bao nhiêu khay cà rốt, rau cải còn tươi xanh đổ đi thường xuyên mỗi ngày, trong khi đó bầy thỏ nhà tui thì thiếu thức ăn do trời lạnh cóng ngoài vườn không còn cây cỏ gì hết. Tui bèn hỏi xin đem về cho thỏ ăn, nhưng được cho biết là nhân viên chỉ có thể ăn mọi thứ khi còn ở trong giờ làm, ngoài ra không được phép mang bất cứ thứ gì ra ngoài hết.
Bận rộn nhứt là đến giờ ăn của học sinh, tất cả mọi thứ khác đều phải gác lại, ưu tiên hàng đầu cho việc phục vụ bọn trẻ. Nhóm thì chuẩn bị bày thức ăn, nhóm khác bổ sung thức ăn đầy vào các tủ đông lạnh, tủ hâm nóng, nhóm ở quầy tính tiền.
Khi học sinh vào, đến phiên đứa nào cũng được ân cần hỏi muốn ăn gì, nếu em đó chỉ muốn có 1 thứ thì phải khuyến khích nó lấy cho đầy đủ hết những thứ cho đủ chất lượng 1 bữa ăn, tối kỵ nhứt là để các em phải chờ lâu.
Tụi tui được dặn dò là lúc nào cũng phải "ready", thức ăn phải được bày biện và cách phục vụ phải như "restaurant", hi...hi, phải nói mấy đứa con nít này thiệt sướng. Phía ngoài bàn ăn được xếp ngay ngắn, có mấy người cầm sẵn trên tay chai nước sát trùng tay. Có bàn dành riêng cho các em bị dị ứng thức ăn, có dãy bàn dành cho cha mẹ vào ăn với con.
Trường cấp 1 thì thức ăn đơn giản, ít bận rộn. Cấp 2 và cấp 3 đa dạng hơn, lượng học sinh đông hơn, phức tạp hơn và mức độ khẩn trương hơn.
Quầy tính tiền cho thức ăn nhanh 1 dọc mười mấy cái, vừa lấy thức ăn, vừa tính tiền luôn tay, lúc đầu tui làm còn hơi lọng cọng vì chưa quen với thực đơn và tên các món ăn, cả tuần mới quen.
Nhờ đi làm tui có thêm nhiều bạn mới, có những người cực kỳ dễ thương, bên cạnh đó cũng có vài người hơi bị lạnh lùng.
Nhớ lúc mới làm khoảng 1 tháng, đến trường kia, qua ngày thứ 2, thấy có thêm 1 cô hơi lạ, cứ nghĩ chắc hôm qua cô này nghỉ, hôm nay mới vô. Hình như cô này là xếp nhì hay sao mà cổ lanh và coi bộ có uy lắm, làm việc rụp rụp, đâu vào đó, cô ta chào hỏi mình rất lịch sự, làm 1 chút mới biết, à thì ra cô là người trên Sở đưa xuống kiểm tra.
Tới giờ học sinh ăn, cô ấy xông xáo chào mời mấy dĩa rau, củ, trái cây, vì tụi nhỏ rất ít chịu tự lấy ăn. Tui thì lăng xăng lấy thức ăn. Đến lượt 2, phải châm thêm những thứ đã hết, tui mở tủ lạnh lấy khay xà lách đặt cao quá tầm với của mình, tui ráng với lấy ra được, nhưng mới vừa bưng ra thì vướng lại cửa tủ, cả khay rau rớt ụp xuống đất, vô phương cứu chữa. Tui luýnh quýnh hốt, học sinh đang ra rần rần, ai cũng bận rộn, lu bu, không ai giúp, tui cố hốt lẹ sợ bà quản lý nhìn thấy, đang lui cui thì thấy bàn tay ai đó nhanh nhẹn hốt với mình, nhìn lên thì ra cô trên Sở. Tôi vội sorry, cô liền nói nhanh accident, accident, don't worry, lúc tui bưng mâm vô bếp, chợt nghe có tiếng la lớn bên ngoài, what happened? where is she? nghe tiếng bà quản lý tru tréo, tui vội cầm cây lau nhà đi nhanh ra, bả la là phải, vì tui made trouble đúng lúc có người xuống kiểm tra mà.
Nhưng thiệt tình lúc ấy tui tủi thân lắm, nước mắt lưng tròng, nhưng gắng bình tĩnh làm tiếp công việc.
Cô trên Sở đến, vuốt nhẹ vai tui , I know, not your fault, take easy...cô càng nói, nước mắt tui càng chảy , tui tránh nhìn thẳng vào mặt cô nói Thank you. (Viết tới đây chợt nhớ câu còm của nhỏ Moon ở bài viết lúc mới đi làm: Chờ đọc tiếp những entry kể chuyện vui khi đi "mần" và cả những entry càm ràm chuyện "bực bội" nghen chị)
Có ngày kia, đang cúi xuống lấy thức ăn, thì nghe tiếng hỏi, cô ơi, cô là người Việt? Ơ, con người Việt à, con học lớp mấy? dạ con học lớp 7, con mới qua có 6 tháng hà cô ơi, thấy cô con mừng quá, con bé nói nhanh, lộ vẻ vui mừng rõ rệt. Thứ hai, cô có làm ở đây không? Có chi hông con, con cần cô giúp gì hả? da...dạ, con bé ngập ngừng, mấy đứa đứng phía sau chờ lâu, đẩy con bé lên trước, thấy vậy tui nói, để cô cho con số điện thoại có gì con gọi cô nha.
Rồi đi đến trường nọ, chị người Việt à, thế là có bạn chuyện trò. Làm ngành này dân Mễ chiếm đa số, chỉ có phụ trách là Mỹ thôi, còn Vietnamese thì loe ngoe có mấy móng nên gặp được là mừng lắm.
Nhưng mà tui thích vậy hơn, ít ít mới vui chứ nhiều quá là sinh chuyện, nghe kể ở mấy tiệm nail, ôi thôi đủ thứ, thằng cháu của anh B nói, nó phải xử lý mấy chuyện lặt vặt của mấy mợ phát mệt luôn.
Buồn ngủ quá, ngưng ngang ở đây dzậy, ngủ ngon bà con!
Tuần nữa là trở lại con đường đau khổ tập 2, hu..hu..hic.
30 comments:
Thấy chị enjoy công việc quá, mặc dù không phải lúc nào mọi việc cũng suôn sẻ như mình muốn, phải không chị? Big hug to you, chị nha. Chị em mình cùng cố gắng hén.
Chuyện gì cũng có lúc vui lúc buồn chị ha.
Có nhiều chi tiết hay quá chị. Giờ mới biết.
Đọc chuyện đi "mần dziệc" của bạn hay quá. Thử đặt mình vào chỗ để rơi khay rau coi có khóc được không nào.
Em thích môi trường làm việc ở nước ngoài. Dù có buồn hay vui thì đó cũng là những trải nghiệm đáng học hỏi. Môi trường năng động thường không thấy cảnh mọi người do rảnh quá không biết làm gì nên châu đầu vô nói chuyện đời tư của người khác. Buồn vui của vụ này mới dễ sợ. Còn buồn vui theo nghĩa tích cực cho chính công việc mang lại nó không làm cho mình thấy nản hoặc phiền lòng :-D. Còn chuyện gì vui chia sẻ tiếp chị nhé.
Mình đọc không sót một chữ. Cám ơn Thảo kể chuyện cho mình nghe. Mình thấy thương Thảo ghê. Công việc cực, mình thấy vậy.
có lúc cực mà cũng có lúc vui ha chị chứ ở nhà cũng buồn lắm chị ơi
Người gì mà dễ khóc quá đi, nghe thương quá à. Thôi mai mốt có gì ấm ức cứ về xả lên blog liền ngay lúc đó đi người ơi, để chi lâu vậy nè :)
Từng là Giám Đốc cấp tỉnh, là kế tóan trưởng của công ty Nhật,Th bao giờ cũng hết sức chịu đựng mọi hòan cảnh khó khăn của mình. Hy sinh tất cả vì tình yêu của mình,vì sự nghiệp và sức khỏe của các con.Nay Th. lại chứng tỏ thêm bản lỉnh kiên cường hy sinh làm lại từ dầu vì con vì hạnh phúc gia đình từ một vị trí thấp nhưng trên một tấm lòng cao thượng, quý giá,một quyết định rất đáng kính phục.Anh xin chia sẻ những nổi khổ cực của Th.nước mắt rồi cũng khô ,nổi buồn rồi cũng vơi,hạnh phúc không ở cuối con dường mà luôn ở bên cạnh ta, chúc Th.tràn ngập hạnh phúc bên gia đình,bên các con, bên cạnh sư quan tâm chia sẻ,chăm sóc,an ủi của bạn bè,của mọi người. Thành tâm mong Th.vạn sự viên mãn.
Chi. BB: Lei cu~ng co' nguo*`i quen la`m y nhu* nghe^` cu?a chi. o*? đa^y, cu~ng nghe ke^? qua, chi. bi. ddau go't cha^n ddi la`m nghe^` na`y cha('c cu*.c a` vi` pha?i ddi ddu*'ng hoa`i ? mo^~i co^ng vie^.c co' ca'i cu*.c rie^ng chi. BB o*i
Em cũng thích giống như chị, đi làm môi trường nước ngoài, k có nhiều người việt tuy công việc lúc nào cũng bận rộn và hơi cục but k phải lo cái vụ nhiều chuyện như người VN mình. Cố lên nha chị!
Thương chị! Sự hy sinh nào cũng có giá của nó ha chị.
Chị, công việc nào cũng vậy, có buồn có vui. Có những lúc chỉ biết nuốt nước mắt vào lòng. Chị làm em nhớ lại cái thời mới qua, lò mò đi làm tiệm McDonald. Bị thằng cha supervisor đì mà ngóc đầu lên không nổi, ngày nào về cũng khóc.. mà không dám với ai..
Ráng lên nhen chị.
DS đọc bài này mấy lần luôn. Th. viết hay và tỉ mỉ lắm. DS đi làm cũng có ngày vui, cũng có ngày buồn. Nhưng thời buổi này có được việc làm là may mắn lắm rồi phải không Th.?
Thuong chi qua
Demi lúc này bận túi bụi, vừa việc học của mẹ vừa của con?
Chị em mình bắt tay nhau cùng dạo Mall 1 ngày không xa nha nhỏ, hi...hi:)
Em sao rồi Trương ơi, có đang đi làm?
Viết 1 bài cho biết tình hình đi nghe:)
Ví dụ như chi tiết nào hở GX?
Anh cũng mau nước mắt như vậy à?
Chắc tại lâu quá chưa bị rơi vào hoàn cảnh như vậy, từ từ quen sẽ chai lỳ hơn hé anh Đỗ?
O Xuân & Trâm, hình như chị không hợp với vụ xúm nhau ngồi nói chuyện khi làm việc 2 nhỏ à, hồi còn ở VN, hay sang bên này cũng vậy. Chị không có khiếu tán chuyện hay sao ấy, chỉ khi nào bạn bè thật thân, mới có thể nói với nhau được nhiều.
Môi trường làm giờ đã quen, đơn giản và không quá căng thẳng, hết giờ, hết việc, về với gia đình. Chị không muốn bon chen gì thêm 2 nhỏ ạ.
Lúc mới làm mệt lắm đó Tr, nhưng giờ thì quen rồi, ngày mai vào sắp xếp mọi thứ sẵn sàng cho năm học mới nè.
Làm việc này khi về nhà là bỏ lại mọi thứ ở trường, nên tâm trí nhẹ nhàng, thoải mái, nhớ khi xưa làm KT phải lo lắng nhiều rất mệt óc.
Thiệt tình chị ở nhà hổng thấy buồn Lou ơi, ai sao chị hổng biết, chứ chị có nhiều thứ để làm lắm: ra vườn thôi cũng đủ hết ngày của chị rồi, nhưng chỉ vào những lúc mát trời, còn ngoài ra thì chị vào giúp trong trường, hay học nấu ăn,bày đầy nhà rồi dọn. Be, Bo có rất nhiều sinh hoạt mình phải dắt đi.....đi làm có thêm tiền, cuộc sống thoải mái hơn, mình mở mang kiến thức và tầm nhìn, có nhiều thứ mình cần học và hiểu thêm được văn hóa của người bản xứ hơn.
Ủa, vậy nhỏ Moon hổng có nộp đơn vô Hội Mít ướt của nhỏ Đậu hả, sao nói nghe ngon lành vậy ta?
Cũng định xả vô blog lâu rồi, nhưng có nhiều chuyện vui để kể hơn, giờ ngồi lại mới nhớ, xả hết rồi giờ nhẹ lắm, ready để lâm trận mới, he...he.
Còn nàng, hôm nào kể nghe 1 vài căng thẳng phải đối diện để xem nhỏ chì đến mức nào nè, nha...nha.
Ái zà,đọc những dòng của anh Tr mà em hổng biết trả lời sao luôn. Hoàn cảnh sống khiến cho con người phải thích nghi thôi anh. Rất vui khi em được anh, chị, gia đình và bạn bè luôn chia sẻ, an ủi và động viên,em đang rất hài lòng với cuộc sống hiện tại, với tình cảm của mọi người dành cho.
Đúng, làm việc nào cũng có cái cực của việc đó hé Lei, cực về tinh thần hay cực về thể xác thôi. Chị giờ chọn cực về thể xác chút mà tinh thần thoải mái, về nhà quên hết là khỏe rồi Lei hé.
Chân chị đứng nhiều khi làm, mà sao không đau nhiều như lúc mới bị đó Lei, có lẻ vì mình vận động và mang giày suốt nên đỡ đau, mà cũng nhờ mang giày nên chân chị đã hết bị nứt gót nữa, mừng ghê.
Phụng biết hông, chổ chị làm có mấy bà già hơn chị nhiều mà họ vẫn làm tỉnh bơ, nên chị thấy chắc tại do mình làm hổng quen thôi, giờ thì chị OK rồi, em ơi.
Ăn thua ở mình Đậu hé, thường thì người ta hay nhớ chuyện buồn lâu hơn chuyện vui...nhưng mà chuyện của chị nhỏ xíu hà, thêm 1 chút thi vị cho cuộc sống, có khi vầy, khi khác hé em.
Nộp đơn, chờ lâu thấy họ hổng gọi, em tưởng hết cơ hội, định làm nail ở tiệm thằng cháu, nhưng thấy giờ giấc không thuận tiện cho Be, bo.
Tình hình này mà xin được việc làm ổn định em mừng lắm đó chị DS, công việc này giờ giấc rất phù hợp cho em, nên em rất thích.
Chị làm không cực lắm đâu Hạnh, quen rồi, đâu đã vào đó, tinh thần thoải mái lắm.
Post a Comment