Friday, April 30, 2010

30-4 Giỗ Ba - Ngày định mệnh

Ba tôi mất nhằm ngày 19 tháng 3 âm lịch năm 1983, tôi không nhớ rõ là trước hay sau ngày 30 tháng 4 vài ngày gì đó, nên mẹ tôi quyết định chọn ngày giỗ cho Ba tôi là ngày 30/4, trước tiên là dễ nhớ và sau là vì ngày đó anh, chị em tôi được nghỉ làm, nghỉ học xúm xít về nhà cho đông đủ, chỉ vậy thôi, chứ không có ý tưởng gì khác cả.


Cũng vào ngày này, 1 năm trước ngày Ba mất, trong đợt ân xá nhân dịp 30/4/1982, ba tôi được trả về đoàn tựu với gia đình sau 7 năm lao lý. Ngày ông về, cả nhà nhìn ông ai cũng lặng người...ôm chầm ba thật chặt và cứ thế để mặc những giọt nước mắt đua nhau tuôn trào , mặt ai cũng ướt đẫm gượng nói, gượng cười, trả lời những câu hỏi của Ba.

Ba cười thật tươi, ôm chúng tôi và hôn hết mấy đứa từ nhỏ đến lớn, ba hỏi chúng tôi những câu thật dí dõm, và trả lời lại chúng tôi thật hài hước...sau này anh, chị em nhớ lại mới biết là lúc ấy ba cố tình tạo cho bầu không khí vui nhộn lên.
Nhìn dáng dấp gầy gò, cao dong dõng của ba, mọi người ai cũng đau lòng, mặc dù trước đó ba tôi không thuộc dạng mập mạp, ba ốm và lưng hơi còm 1 chút cho nên ba có biệt danh là ông "Sáo Còm", nhưng ba rất bảnh bao, khỏe mạnh chứ không gầy guộc trơ xương như bây giờ, lưng ba đã còm giờ càng còm hơn, duy chỉ có nụ cười và ánh mắt biết nói của Ba vẫn như ngày nào.

Ba và tôi -1968 (sao tôi khóc nhỉ???)

Hồi ba đi, 1 năm sau, nhà tôi bị quản lý, mẹ được bà ngoại cho miếng ruộng trong vùng giải phóng sâu tận cùng của Hậu giang giáp với Kiên giang. Nhờ mấy cậu giúp đem ghe qua VL, dỡ lén cái gác, chở về quê dựng lên được 1 căn nhà nhỏ đủ để che nắng, che mưa.
Cả nhà trừ có 1 người chị và tôi ở lại VL, còn lại đều về quê hết, ở quê không có cấp 2 nên tôi theo chị N, lúc ấy đang đi dạy ở 1 huyện nhỏ VL để học.
Mấy anh chị khác đều phải nghỉ học, về quê làm ruộng với mẹ tôi, vừa bước chân lên miếng đất của mình, đã thấy có 1 nhà lá nhỏ mọc lên tự hồi nào, chủ của nó nghe nói là du kích xã.
Mẹ tôi, người đàn bà chỉ suốt ngày quanh quẩn trong nhà nuôi dạy bầy con chục đứa, mỗi lần đi chợ là xĩu, giờ đây phải đối mặt với ruộng đồng, cày sâu cuốc bẩm.
Khoảng thời gian đầu gia đình tôi chật vật lắm, trồng cây gì ra cũng bị phá, anh tôi trồng cặp theo bờ kinh 1 hàng dừa, mới nhú chồi xanh mượt thì sáng ra chỉ thấy còn trơ những gốc, chuối cũng vậy, còn khoai lang thì bị đào củ lên ăn trước. Nuôi được bầy gà , cả nhà ai cũng nâng niu, nhưng chỉ mới vừa thành những chú gà giò tung tăng thì biến mất dần , tìm không thấy xác.
Dạo ấy, cứ mỗi buổi chiều là tên du kích nhà bên trải chiếu ra sân ngồi nhậu, nhậu xong liền kêu cả bầy con ra nằm sắp lớp , rồi vừa cầm roi vừa nhịp nhịp la lớn: đánh cho mày chết cái thứ ngụy quân , ngụy quyền nè, mày không nghe lời tao nè...chết đi con, rồi cứ thế mà quất mấy thằng con và quất luôn vào mấy cây chuối của nhà tui mới trồng.
Anh tôi tức lắm, muốn chạy sang đá cho hắn mấy cái, nhưng mẹ tôi kéo anh lại, thôi kệ nó con, nó có rượu đừng đụng đến nó, ...nó mượn rượu để ăn hiếp mình hoài mẹ thấy không, người gì mà sống trên đất của người ta mà làm tàng quá.
Rồi ngày tháng dần qua...gia đình tôi cặm cụi, nhịn nhục sống, có lẻ do cách đối xử của mẹ tôi và tự cảm thấy xấu hổ, khi nghe mẹ tôi gợi ý cho 1 công đất phía đầu đất nhà tôi để cất nhà, họ đã đồng ý dọn đi.
Ba về, nhà cửa đã ổn định, có 1 ít xoài và ổi, ba muốn nuôi cá rô phi và mở 1 quán nước nhỏ trước nhà cho khuây khỏa vì sức khỏe ba tôi yếu lắm, không làm nổi việc đồng áng vả lại hằng tháng đều phải ra xã trình diện.
Ủy ban xã cách nhà tôi 10 cây số, mỗi ngày chỉ có 1 chuyến đò lúc 2 giờ sáng, nếu trể sẽ phải lội bộ. Mỗi lần ba trình diện đều đến tối mịt mới về tới nhà, mẹ hỏi ba làm gì ở xã sao lâu vậy, ba nói gặp bạn bè uống cà phê rồi về nhà nó chơi, ba nói sao mẹ nghe vậy.
Tình cờ, có người bà con ở gần xã về đi đám cưới ghé thăm cô, dượng Năm, (mẹ tôi thứ năm), hôm đó ba đi chích thuốc, anh ấy kể lại với mẹ tôi là thấy ba thỉnh thoảng đi lượm rác ở chợ cùng với 1 vài người nữa, anh sợ ba ngại nên không có kêu ba.
Mẹ tôi nghe xong, vở lẽ khóc rưng rức, thì ra xã bắt ba tôi lượm rác chợ sau mỗi lần trình diện.
Ba tôi thế đó, ông không bao giờ hé lộ nửa lời với chúng tôi, thời gian ông ở tù và những lần đi ra xã...ông đã sống ra sao và bị buộc làm những gì.
Sau 7 năm về, đi bác sĩ thì lục phủ, ngũ tạng của ba đã rã rời bởi vì 1 khoảng thời gian dài thiếu dinh dưỡng, lao động quá sức. Bộ phận nào cũng nhiễm bệnh hết rồi. Nhà nghèo, con đông, mẹ buồn vì không có tiền lo được cho ba những món ăn ngày xưa ba thích.
Lần ấy, Ba đi RG trị bệnh, luôn tiện thăm tôi đang ở trọ nhà cậu Tư để học, ngày Tết được nghỉ học, tôi cùng ba ra bến xe RG để đón xe về quê ăn Tết. Trong lúc chờ xe chạy ba và tôi vào quán để ăn gì đó dặm bụng cho chuyến đi dài.
Sau khi gọi món ăn cho tôi, ba gọi cho mình phần bánh mì , bò kho, tôi nhìn giá tiền liền nhăn mặt vì mắc quá, có lẽ là món cao giá nhứt thì phải...ba như hiểu ý tôi liền nhỏ nhẹ nói , cho ba ăn lần này thôi nha con...tôi cắn môi , không nói.
Nhìn ba ăn ngon lành, chỉ 1 loáng là hết sạch...tôi nhận ra là ba đã lâu lắm rồi không có được 1 bữa ăn cho ra hồn ...con xin lỗi là đã có ý trách hờn ba, ba của con.
Và như ba đã hứa, ba chỉ ăn lần này thôi, 3 tháng sau ba tôi mất vì cơ thể đã cạn kiệt hết rồi.
Giờ này, bên VN, mẹ và các anh chị ,em đang quây quần cúng giổ cho Ba, đây cũng là dịp con cháu tựu về thăm ngoại, nội , năm nay thiếu đi gánh của chị Tư...chắc không khí không được nhộn nhịp như những năm trước.
Phần tôi cũng đã chuẩn bị xong nồi bò kho, để chút nữa thắp nhang mời Ba, ăn xong bên VN bay qua bên này ăn bò kho với gia đình con, cho Be, Bo xá lạy Ông Ngoại kính yêu của 2 cháu. Ước gì...phải chi...

Hôm nay, tình cờ vào Blog của Bác Trương Duy Nhứt, tôi giật mình sửng sốt, dụi mắt nhìn lại mấy lần tờ lịch trên bài viết của Bác Nhứt, thảng thốt nhận ra sự trùng hợp bất ngờ, vì ngày mất của Ba tôi trùng đúng vào ngày 30 tháng Tư của 8 năm trước (30-4-1975 nhằm ngày 19-3 năm Ất Mão), phải chăng đó chính là ngày định mệnh của Ba tôi?

Hình lấy từ blog của Bác TDN 

Wednesday, April 28, 2010

Da-ua / Yogurt

Món da-ua này rất có duyên, nhờ nó mà mình bắt đầu gắn bó với những trang blogs đó các bạn.
Lúc trước mình làm da-ua lúc thì đông lại lúc thì bị vữa chảy le, sau lần thơ thẩn lạc vào "Bếp Cô Hai" mình học được chiêu ủ ấm da-ua bằng lò nướng, giờ thì tự tin lắm, làm lần nào cũng ngon lành.
Mình dùng :
1 lon sữa đặc có đường/ 14 oz
6 cups sữa tươi
1 hộp da-ua cái /12 oz ,
 (plain yogurt) da-ua bán ở chợ hay là mỗi lần làm mình để dành lại để làm hủ cái cho lần sau.


Khui lon sữa đặc đổ vào thau.
Cho 3 cups sữa tươi vào microwave 4', lấy ra đổ vào thau sữa đặc quậy cho tan đều.
Kế tiếp cho 3 cups sữa tươi còn lại và hộp da-ua cái vào thau luôn,
                                                                        khuấy đều hỗn hợp.
Làm nóng lò nướng 375oF, 15' tắt lò.
Rót hỗn hợp vào từng keo, hủ hay ly bằng thủy tinh, đặt lên khay nhôm, để vào lò nướng, không mở cửa lò ít nhứt là 8 giờ.
Tui thường làm buổi tối trước khi ngủ, để qua đêm, sáng mở lò ra , da-ua đặc sánh mướt rượt, làm theo liều lượng trên sẽ được 10 cups da-ua thành phẩm.
Tôi để 4 cups vào ngăn chứa rau quả phía trên, còn 6 cups còn lại cho vào tủ đông vì Be, Bo thích ăn như vậy.
Thời tiết bắt đầu ấm dần, những hủ da -ua thế này có mặt thường xuyên trong tủ lạnh nhà tui, món này dễ ăn tốt cho tiêu hóa lắm., có thể dùng đãi khách cũng được .

Monday, April 26, 2010

Sport day

Trường tổ chức liên tiếp 3 ngày cho tất cả các khối lớp, trước đó trong giờ học thể dục, thầy cô hướng dẫn cho các em những loại hình thể dục, thể thao để chuẩn bị cho Sport day. Vào ngày này , các lớp sẽ thi với nhau và có trao giải thưởng.Mỗi lớp sắp thành hàng một, rồi cứ thế nối đuôi nhau làm động tác, cho đến hết, lớp nào làm nhanh, em cuối cùng chạy về trước, lớp đó thắng. Đây là một mô hình rèn luyện sức khỏe vui nhộn và bổ ích.

 Đội của anh Be , với màu áo xanh lá cây.


Đội của Bo, với màu áo xanh da trời



Môn học nào Be cũng khá, giỏi, riêng thể dục thì trung bình thôi,
 anh chàng lười thể dục, thể thao lắm. Còn Bo thì ngược lại...sung sức và rất hăng độ .



Sunday, April 25, 2010

Bánh bột lọc Huế (hư)



Nghĩ bụng làm cho thiệt ngon để kiếm điểm  với OX Huế, nào dè...từ bánh bột lọc Huế thành ra bánh bột lọc hư..., buồn hết 10' lận đó.
Làm theo chỉ dẫn ghi trên bịch bột, tui hơi ngờ ngợ vì mới làm lần đầu thôi kệ, nhắm mắt đưa chân và cuối cùng thành quả như hình trên đó, ráng trang trí tấm hình cho coi được một chút , không thôi mọi người nhìn sẽ nuốt hông vô ...hic.!
Năn nỉ OX ăn thử, coi vậy chứ ngon lắm đó, nhờ em làm nhân có pha thêm đậu xanh và nêm vừa miệng lắm, ăn đi , em chan nước mắm cho nha...ư ừ...thiệt là miễn cưỡng, 15' sau, bột này phải dai chút nữa mới giống...thôi chờ lần tới hé.
Bà con xem cách làm nè, sẽ biết tại sao tui nói bánh bị hư:


1/ Cách làm nhân:
Tôm làm sạch, thịt heo có mỡ và da thái mõng, tiêu, hành, đường, tỏi xào mỡ cho thấm đều.

2/ Cách làm bột:
***Bà con chú ý kỹ 1 chút nha:
Một gói bột 400gr này hòa với nước lạnh khoảng 1 lít.
Bắc lên bếp đun nóng, lấy 4 chiếc đũa khuấy đều, liên tục cho đến khi bột gần đặc thì bắc xuống và gói bánh bột độ 10 gr, cán dòng 0.3 cm, để tôm thịt vào gấp lại. Gói lá chuối hoặc luột tùy ý, khi bánh chín đem ra để nguội.

Ai đã từng làm qua bánh này làm ơn cho ý kiến dùm hướng dẫn trên (in trên gói bột), hôm trước thấy Đậu làm ngon lành, khoái quá, chạy đi mua làm thử thì hởi ôi, bột nó nhão và dính không làm sao vắt thành từng cái được, có phải em mua giống gói bột trên hông Đậu, chỉ chị với? bắt chước em làm nhân đậu xanh nữa đó trộn chung với tôm thịt...hì...hì...thành bánh bột lọc Huế hư..hu..hu.
Ai biết, làm ơn cứu bồ...Đa tạ!

Cầu Cần thơ, chiếc cầu của chờ mong!

Bà con của gia đình tôi hầu như trên khắp các tỉnh của miền Tây Nam bộ, cho nên sự kiện Cầu Cần thơ hoàn thành có lẽ chúng tôi là những người vui mừng hơn cả, gửi đến các bạn những hình ảnh của ngày chiếc cầu ấy khánh thành, thông xe của anh tôi, vì nhân dịp này gia đình anh chị tôi từ Vĩnh long sang Cần thơ thăm chị Tư đang điều trị tại BVCT cùng hòa vào dòng người háo hức , luôn tiện trả lời cho Bác Tuấn và Dã Quỳ, trạm thu phí qua cầu cũng đã bắt đầu hoạt động.

Cây cầu nối liền lòng người

Tôi thật sự vui mừng khi đọc được tin này, ứa nước mắt các bạn ạ, là người miền Tây, tôi cảm nhận được nỗi vất vả khi phải chờ đợi những chuyến phà, giờ đây thời gian được rút ngắn, thỏa lòng mong đợi của mọi người. Kinh tế vùng sông nước này từ nay sẽ phát triển tăng tốc, góp phần nâng cao đời sống người dân vốn đã rất mực cần cù này.
Mượn bài viết của  Bác Tuấn, gửi đến các bạn cùng chung vui ,


Toàn cảnh Cầu Cần Thơ, nhìn từ Vĩnh Long
(Ảnh của báo Thanh Niên)
Hôm qua (24/4/2010) là ngày Cầu Cần Thơ chính thức khánh thành và thông xe. Tôi nghĩ đó là một ngày lịch sử của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vậy mà ước mơ bao đời của người dân trong vùng nay đã một phần thành hiện thực. Từ nay, sẽ không còn cái cảnh cả trăm, có khi cả ngàn, xe phải nối hàng nhau qua bắc Cần Thơ nữa. Riêng với tôi và những người quê vùng Kiên Giang hay An Giang, từ nay con đường về quê cũng nhanh hơn, vì có thể đi một mạch từ Sài Gòn về thẳng Kiên Giang mà chẳng phải qua bắc nào cả. Từ nay, con đường về nhà cũng rút ngắn lại ít nhất là 1 tiếng đồng hồ. Tôi nhẫm tính nếu không có Cầu Cần Thơ thì tôi phải mất 5 hay 6 tiếng đồng hồ đi từ Sài Gòn về Rạch Giá, một con đường vốn chỉ có 267 km; nhưng từ nay, tôi chỉ cần 4 đến 5 tiếng đồng hồ là về đến nhà. Vẫn còn quá lâu. Nếu ở ngoài này, với đường cao tốc thì tôi chỉ cần 3 tiếng đồng hồ mà thôi. Nhưng đâu thể “được voi đòi tiên” hoài! Như vậy cũng là tốt rồi. Phải từng bước thôi. Đâu thể nghèo mà chơi sang, hay “đi tắt đón đầu” hoài được. Nói tóm lại, ở từ một nơi rất xa quê, tôi cảm thấy thật vui khi nhìn những hình ảnh Cầu Cần Thơ thông xe sáng hôm qua.
Ở trên tôi nói “một phần thành hiện thực”, là vì vùng ĐBSCL vẫn còn phải có 2 cây cầu nữa thì mới nối liền tất cả các tỉnh trong vùng: đó là cầu sông Vàm Cống (nối liền An Giang và Kiên Giang) và sông Cái Lớn (nối liền Kiên Giang và Minh Hải, U Minh). Nhưng cầu vẫn chưa đủ, mà phải có cả đường xá tốt. Hiện nay, đường về miền Tây vẫn còn lắm gập ghềnh. Chỉ có con đường từ Sài Gòn đi Trung Lương là “coi được”, phần còn lại thì rất xấu. Thật ra, hai cây cầu Vàm Cống và Cái Lớn cũng như đường cao tốc Sài Gòn đi miền Tây đang nằm trong kế hoạch của Nhà nước. Hi vọng vài năm nữa, thì ước mơ của người dân vùng ĐBSCL sẽ trọn vẹn.
Cầu Cần Thơ là một cây cầu hoành tráng (hoành tráng thật sự, chứ không phải mĩ từ thời thượng) và đẹp. Theo các thông số công bố thì cầu Cần Thơ có tổng chiều dài 15.75 km, với chiều dài chính là 2.75 km, rộng 26 m, cao 171 m. Những cây cầu nổi tiếng khác trong vùng như Cầu Penang (Mã Lai, nhịp chính dài 225 m, tổng chiều dài 13.5 km); Cầu Suramadu (Nam Dương, tổng chiều dài 5.4 km); Cầu Rama IX (Thái Lan, tổng chiều dài chỉ 781 m và nhịp chính dài 450 m). Với chiều dài chính như thế, Cầu Cần Thơ là cây cầu giây lớn nhất Đông Nam Á.
Cần Cần Thơ đẹp là vì thiết kế cũng có ý nghĩa của nó. Nếu Cầu Mỹ Thuận có trục chính thiết kế theo hình chữ H, với ý nghĩa cây dừa rất phù hợp với vùng ĐBSCL, thì Cầu Cần Thơ có trục chính hình chữ A đứng. Nhà thầu Nhật phụ trách phần thiết kế giải thích rằng trụ tháp chữ A phản ảnh văn hóa Phật giáo, vốn là tôn giáo số 1 ở nước ta. Chữ A có nghĩa là A-di-đà-Phật. Nếu để ý chúng ta thấy phần trên của chữ A là hình giống như hai tay chắp lại, vàp phía dưới chữ A là hình như hai chân khép lại, thể hiện hình người đang đứng nhún mình chắp tay lạy Phật. Thiết kế Cầu Cần Thơ như nhắc nhở cho chúng ta biết rằng Việt Nam là một nước theo đạo Phật, và yếu tố tôn giáo (kể cả các tôn giáo khác) cực kì cần thiết cho xã hội ngày nay đang có tín hiệu loạn chuẩn mực đạo đức. Mỗi lần đi ngang Cầu Cần Thơ, nhìn hình người đứng chắp tay niệm Phật người dân mong ước sự bình an, tịnh tâm theo nghĩa Nhà Phật. Cái ý nghĩa này còn liên quan đến sự cố 26/9/2007 gãy sập nhịp cầu làm cho 55 công nhân tử nạn. Nhìn hình niệm Phật để nhắc nhở chúng ta về sự hi sinh của những người đã góp phần làm nên cây Cầu Cần Thơ lịch sử.

Ý nghĩa chữ A là chắp tay niệm "A Di Đà Phật"
(ảnh của Vietnamnet)

Người ta là người nước ngoài, thiết kế Cầu Cần Thơ còn nghĩ đến văn hóa của Việt Nam, là điều quá đáng khen. Nhưng điều đáng nói, hay đáng trách, là người mình thiết kế cầu thì chẳng để ý gì đến văn hóa Việt Nam. Cây Cầu Rạch Miễu chỉ bắt chước cầu Mỹ Thuận do Úc thiết kế nhưng cột chính hình chữ A, mà chữ A ... đơn thuần. Còn mấy cây cầu khác do "phe ta" thiết kế và thi công thì khỏi nói, vì nó quá thô mà cũng chẳng có mĩ quang gì. Hình như nhiều cây cầu thiết kế sau này chỉ làm cho có, thiết kế theo kiểu Liên Xô, toàn là một khối bê tông và khối sắt cộc kệch, thể hiện hình thức đe dọa, chứ chẳng có gì mang tính văn hóa cả. Nhìn cây cầu Qui Nhơn thì biết. Ước gì mai kia mốt nọ người ta thiết kế các công trình giao thông để ý đến khía cạnh văn hóa dân tộc.
Cầu Cần Thơ bắt ngang hai bờ sông Hậu đã nối liền một nửa vùng đất trù phú ruộng với một nửa vùng đất trù phú vườn trái cây. Cầu Cần Thơ chắc chắn sẽ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển vùng đất mệnh danh là dựa lúa của cả nước, và cũng là một trong những dựa lúa nuôi cả thế giới. Tôi chợt nghĩ đến mấy đứa em họ và mấy đứa cháu của tôi trước đây khi tốt nghiệp đại học ở “thành” chúng nó ít khi nào chịu về quê vì nói “xa ánh sáng kinh kì” quá! Thật ra, chỉ có 200 km thì có gì là xa đâu, nhưng thời đó chưa có chưa có Cầu Mỹ Thuận, chưa có Cầu Cần Thơ, và cũng chưa có đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, thì 200 km quả là xa xôi. Thời tôi còn đi học mấy chục năm về truớc thì Sài Gòn vẫn còn là nơi kinh kì xa xôi diệu vợi hơn nữa. Nhiều người dân ở làng tôi chưa bao giờ biết Sài Gòn là gì và ở đâu. Nhớ lần đầu về thăm nhà, đêm đầu tiên, bà con chòm xóm bu quanh tôi trong ánh đèn măn-xông hỏi: “mày có thường ghé qua nhà thăm thằng Đ, thằng P, thằng C không?” Thằng Đ, thằng P, thằng C là những người em của tôi ở bên Mĩ. Tôi giải thích rằng tụi nó ở xa lắm, cả chục ngàn cây số, đâu thể ghé thăm thường xuyên được, nhưng bà con cứ ngớ ra, không tưởng tượng nổi “mười mấy ngàn cây số” là xa cỡ nào. Tôi bèn nghĩ ra cách giải thích là “xa gấp 100 lần đường đi từ xã mình lên Sài Gòn”, và thế là ai cũng ồ lên: xa dữ vậy hả. Kể ra chuyện cũ để cảm thấy thương người dân mình ở những vùng “xa kinh kì sáng chói”, chẳng bao giờ biết đến Sài Gòn là gì. Đối với vài người Sài Gòn là đâu đó xa lắm, thậm chí không phải ở Việt Nam. Nhưng từ nay, Sài Gòn, thậm chí Hà Nội, không còn xa nữa. Từ nay, sinh viên đi học và tốt nghiệp ở “kinh thành” Sài Gòn có thể yên tâm về quê làm việc, vì quê đâu có xa xôi gì nữa đâu. Từ nay, người dân trong quê tôi sẽ không Sài Gòn như là ngoại quốc. Nhìn như vậy để thấy rằng cây Cầu Cần Thơ không chỉ nối liền hai bờ sông Hậu, hay nối liền giang sơn Việt Nam, mà còn giao lưu và nối kết người Việt với nhau.

NVT
TB: Cây cầu này là do Nhật tài trợ, chẳng biết còn có "màn" người dân qua đó phải trả phí như Cầu Mỹ Thuận không? Ở VN có điều ngộ nghĩnh là ở những nơi như phi trường, trục lộ chính, cầu cống ... đâu đâu người ta cũng thu phí, chẳng biết để làm gì và tiền thu đi đâu mà chất lượng công trình thì cứ ... đi xuống.

Friday, April 23, 2010

Dreams

Dreams features children and adults who have Down syndrome talking about their dreams and what they're proud of in their lives. This fun and inspirational video made by Scott and Julia Elliott celebrates the work of the National Down Syndrome Society and the larger Down syndrome community.

For additional information about this film please visit its details page: http://www.gosprout.org/film/prog05/d...

This film is part of the Sprout Touring Film Festival (showcasing films related to the field of developmental disabilities). Click the following link to see a complete listing of all the films available through this festival: http://stff.gosprout.org/



Watch more at:
 http://www.youtube.com/watch?v=RwlXyoHMfYA
Bo giờ đã 7 tuổi, Bo hiểu hết những gì Ba, Mẹ và mọi người nói, thực hành tốt  những gì mọi người yêu cầu...nói chung Bo phát triển bình thường ngoại trừ Bé rất chậm nói và phát âm nghe không rõ.
Mình ước mong sao Bo sẽ nói được như cô bé này, khi con lên 9, cầu mong chỉ thế thôi.
Ciarra, just turned 9, talking about her life.

Wednesday, April 21, 2010

Nước Mỹ - Những điều tôi thích...

Ngày mới qua Mỹ , với nổi nhớ nhà quay quắt,
 tôi thường viết thư , kèm theo 1 số hình ảnh nơi xứ lạ quê người gửi về VN cho gia đình và bè bạn. Viết xong thư, tôi hỏi OX đi BĐ để gửi, anh chỉ ngay hộp thư phía trước nhà được gắn gần cửa ra vào, thì em cứ bỏ vào đó. Tôi ngơ ngác, đó là hộp thư người ta gửi cho mình mà...thì ra thư gửi đi cũng bỏ vào đó luôn , anh đưa thư sẽ lấy thư đi của mình, xong anh bỏ vào thùng thư đến...thật quá tiện lợi , đó là ấn tượng tốt đầu tiên của tôi, chỉ cần đi BĐ khi  gửi bưu kiện đặc biệt thôi, nhưng mà bi giờ đã có luôn dịch vụ in  cước phí online, rồi dán lên thùng hàng, phone cho BĐ đến nhận, khỏe re.

Mới qua, tôi cũng cần mua sắm cho mình thêm 1 số đồ dùng cá nhân, bước vào siêu thị tôi không cảm thấy lạ lắm hay lúc đi trên đường phố cũng vậy, anh hỏi tôi có thấy lạ không, thật sự mà nói tôi không bị choáng ngợp, không bị cuốn hút bởi những tòa nhà chọc trời và những siêu thị đèn đuốc sáng trưng với đầy ắp hàng hóa, tôi nghĩ chắc do mình đã xem qua phim ảnh và sách báo.
                                                                                                                                        Nhưng điều làm  tôi ngạc nhiên và thích thú là
cách phục vụ rất lịch sự vui vẻ và tế nhị của nhân viên bán hàng ngay cả lúc mình đem hàng trả lại. Hôm đó mua mấy cái áo, đem về thử thấy không vừa ý, đang ngồi mặt buồn so thì anh hỏi , sao vậy? mặc hông đẹp, thì đem trả...anh nói tỉnh bơ, sợ người ta hông cho?, ti vi, tủ lạnh gì xài đã gần cả tháng còn trả được mà...em còn giữ receipt không? Còn, vậy đi...
Tới nơi, đứng xếp hàng chờ trả đồ tui lo trong bụng, nhưng rồi mọi chuyện êm xuôi, họ còn thank you mình nữa, tui hông ngờ dễ ẹt như vậy....(nếu mình không còn biên nhận thì cũng trả được, nhưng không được nhận tiền mặt, chỉ được nhận thẻ mua hàng thôi).
Sau những dịp Christmas  hay Valentine, đến cửa hàng nào cũng thấy xếp hàng rồng rắn nối đuôi nhau dài ngoằng để trả hàng, vậy mà họ cũng vui vẻ chấp nhận.
Rồi đến chuyện này, anh B mua desktop mà hôm đó cửa hàng hết hàng chờ order rồi nó sẽ gửi về nhà sau (lúc đó chưa có order online như bi giờ), nhưng tui không biết, ngủ dậy cũng hơi trưa , bước ra ngoài xem có thư từ gì không? thì thấy ngay 1 thùng to tổ bố trước cửa, gì vậy cà...hông dám đụng, chạy vào kêu anh B ra, thì ra hàng nó gửi về, hông biết nằm trước nhà mình tự bao giờ. Anh à, lỡ họ bỏ vậy rồi có người lại lấy thì sao? ...làm gì có chuyện đó, bên này ai mà lấy thư hay hàng của người khác nó bắt được phạt nặng lắm đó...hay quá hé, tôi thích.
Thằng em đi chơi bằng xe đạp, uống bia đã đời say sĩn, bỏ xe đâu quên luôn, hôm sau có cảnh sát mang về tận nhà cho mình, tôi thích.
Đi siêu thị, có nơi dành riêng cho xe đạp, tôi thấy người ta cứ dựng đại rồi ung dung mua sắm hết tiền, đi ra xách xe chạy về khỏe re, hông ai thèm mượn xe của mình cả, hay hông, tôi thích.
Xóm tui ở trước đây yên bình lắm, hơn 80% là dân Mỹ trắng, tui nghe nói kỳ thị, cho tới bi giờ tui cũng chưa biết  cảm giác bị kỳ thị là ra làm sao, trái lại họ rất nice với gia đình tôi, mới qua tôi chưa biết lái xe, có bà Mỹ đó rất dễ thương thường đến chở tui đi chợ, hướng dẫn tui đủ thứ, đến khi tôi có con, bà đem đồ đến tặng và thường rủ đến nhà bà chơi. Có lần tìm đường đến Library, tắp vào 1 Trung tâm thương mại, thấy có bà đó đang ngồi trên xe nói điện thoại, bà thấy mình lơ ngơ liền bước xuống xe hỏi tui cần bà giúp gì, tôi hỏi đường đến library, bà nghĩ 1 chút rồi nói, mình chạy theo bà dễ hơn vì đường đến đó hơi xa và khó chỉ, tôi mừng quá chạy theo mà nghĩ thầm trong bụng sao bà này tận tình quá.
Nhà tui, không bao giờ khóa cửa, bạn bè có gì ăn ngon muốn cho cứ tự động đến nhà mở tủ lạnh bỏ vô,tui thích.
Lúc Be mới có 8,9 tháng gì đó , tui làm gan chở thằng nhỏ đi chợ VN, khi ấy nhà tôi cách chợ tới gần 1h30 lái xe, mọi lần thì anh B chở , lần đó có xe mới khoái chí chạy thử 1 mạch tới chợ mua hầm bà lằng đủ thứ cho đã vì không có ai hối mà. Trên đường về, cho Be ổ bánh mì, thằng con ngồi yên gặm, bất ngờ nghe tiếng Be khóc thì ra ổ bánh mì bị rớt, mình vội tấp xe vô lề đường của xa lộ, chạy qua lượm bánh mì cho con, xong xuôi còn kiss nó 1 cái nữa chứ, đóng cửa lại cái cụp, nhưng hởi ơi do sơ ý thế nào mình đã khóa luôn cái cửa, xe còn nổ máy, thằng nhỏ và chìa khóa trong xe. Mình tái mặt, nhưng vẩn ráng cười đập cửa nói chuyện với con cho nó đừng sợ, mặt Be tỉnh bơ , tưởng mẹ giỡn, cười toe toét nữa chứ.
Lo quá, mình đứng vẩy tay mấy chiếc xe cùng chiều dừng lại, nhưng không ai giúp mình mở cửa được cả, có người nói mình gọi cảnh sát...đang lính quýnh thì thấy từ phía đối diện, có 1 người Mỹ da đen to lớn, tay xách 1 hộp lớn, băng thãm cỏ ngăn cách tiến sát lại xe mình, do you need help, yes, please, I have baby in my car... tôi la lớn mừng rỡ, rồi ông hỏi xe tôi đời mấy, lục lạo tìm chìa khóa trong hộp để mở...tôi hồi họp chờ đợi,  trời nắng như thiêu, nhìn làn da đen bóng của ông nhuể nhãi mồ hôi mình không khỏi ái ngại...và rồi ...cạch..cánh cửa bật mở...tui vui mừng khôn xiết, thank you rối rít, ông lui cui dọn đồ nghề im lặng mĩm cười. Tôi lục lạo túi xách có được tờ 20 và vài tờ $1, tôi đưa hết cho ông, tôi phân bua vì mới đi chợ về nên hết tiền...ông khoát tay ...that is OK, not problem, bye, have a good day nữa chứ, rồi băng ngang đám cỏ về lại chiếc xe truck thiệt to của mình. Tôi lóng ngóng, nhìn theo ông...mà ngở như mơ. Cũng từ đó tôi thay đổi cách nhìn của mình với người da đen...tôi bắt đầu thích họ.
Ngày tôi đi, VN chưa có siêu thị, lần rồi về Sài gòn mọc lên đầy , về VL, RG, CT đâu đâu cũng có siêu thị, vui mừng vì sự tiến bộ này, hăm hở kéo cả đám đi cùng...nhưng khi bước vào thì...lại làm tôi chưng hửng...chị ơi phải gửi túi xách...trời đất sao ngộ vậy, gửi túi xách đầu này nhưng khi đi ra tính tiền thì tuốt đầu đằng kia, xong rồi mình phải chạy trở lại lấy túi...ôi thôi là nhiêu khê, chỉ mong sao lần tới về không còn cảnh này nữa, lúc đó VN mình thiệt sự ngon lành đó nha, nhớ lại bên này đi siêu thị sao mà thoải mái gì đâu, nhờ vậy tôi mới có thêm 1 điều thích .
Có lẻ còn nhiều điều làm tôi thích nữa (không kể về hệ thống giáo dục vì tôi đã viết ở đây rồi), những điều tui vừa kể chỉ là điển hình thôi, còn các bạn thì sao? Bạn thích gì ở đất nước Hoa kỳ này.
Bên cạnh những điều thích, thì chắc chắn phải có thứ không thích hé, không có gì là perfect hết phải không? Lần tới, tui và các bạn sẽ viết lên những điều mình không thích nha. Thanks!

Tuesday, April 20, 2010

Ăn đi cho thoải mái nha,

Những món ăn thông thường nhưng nặng mùi quê hương nè,
canh khổ qua hầm và cá cơm kho khô,bài của cô Hai, cho buổi sáng.


và buổi chiều thì bún chả Nha trang hiệu cô Chôm.


làm thêm món bánh Waffle cookies học của chị Khai Tâm, cho con ăn sáng trước khi đi học,
   mẹ thỉnh thoảng cũng ra vô bóc 1 miếng nhâm nhi.
Làm cách này khô hơn, giòn hơn mình bỏ
vào hộp để ăn dần được vài ngày đó.

Monday, April 19, 2010

Sự thật về cô Đỗ Ngọc Bích

Tôi rất buồn và phẩn nộ vì sao có người mang tên họ giống như chị em của mình mà lại quá ấu trĩ như vậy, xấu hổ dùm cho cô ta quá, nên tìm hiểu và sưu tầm được bài này post lên các bạn cùng xem:
http://tuanvannguyen.blogspot.com/2010/04/to-tien-nguoi-viet-la-nguoi-trung-hoa.html

Sau entry hôm qua bàn về cô Đỗ Ngọc Bích, người mà BBCVietnamese giới thiệu là tiến sĩ và đang là giảng viên của Đại học Yale, nhưng tôi có viết rằng không tìm thấy tên cô Bích trong website Đại học Yale. một người bạn bên Mĩ có gửi email cho tôi với lời đính chính của Gs Erik Harms như sau:

"From: Erik Harms

Sent: Monday, April 19, 2010 2:02 PM

Subject: Important Correction to Article

Xin Chào,

Tôi tên là Erik Harms, hiện là Assistant Professor of Anthropology (Phó Giáo sư, khoa nhân học) tại Đại học Yale.
Tôi rất ngạc nhiên khi đọc bài ý kiến (opinion piece) của Nghiên cứu sinh Đỗ Ngọc Bích trên mạng BBC. Tôi ngạc nhiên bởi vì BBC đã cho các độc giả nghĩ phải là cô Bích là Tiến sĩ đang dạy tại ĐH Yale. Thông tin này hoàn toàn sai. Cô Bích hiện là sinh viên cao học tại Đại học Hawaii, đang học (nhưng chưa có bằng) tiến sĩ tiếng trong khoa Hoa Kỳ Học (American Studies). Tôi xin BBC tiếng Việt điều chỉnh lại thông tin này.
Cô Bích đang sống ở New Haven, nhưng cô ấy không làm việc cho Yale. Mọi người đều có phép phát biểu ý kiến cá nhân của mình, và tôi sẽ không bao giờ "điều chỉnh" nội dung của bài cá nhân của cô Bích. Nhưng, tôi cũng nghĩ là độc giả phải biết bài ấy là một ý kiến cá nhân của cô ấy, và không đại diện ý kiến của trung tâm Đông Nam Á học tại Yale.

Xin cám ơn

Erik Harms"

Chú ý là email viết tiếng Việt không dấu, nên tôi đánh dấu để dễ đọc.

Như vậy những gì tôi viết hôm qua là đúng: cô Bích không phải là người của Yale và cũng chưa bao giờ giảng dạy tại Yale. BBCVietnamese bị lường gạt rồi chăng?

NVT
==
Entry 19/4/2010

Mấy hôm nay dư luận có vẻ xôn xao về một bài báo của một người có tên là Đỗ Ngọc Bích viết về chủ nghĩa dân tộc Việt Nam mà cô dùng những từ tương đối trịch thượng và mỉa mai như “mù quáng”, “bài xích”, “rên rỉ”. Lập luận của cô ĐNB có thể gói gọn trong giả định quan trọng này: “Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha… từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v…”, rồi đi từ giả định đó, cô cho rằng những phản ứng của người Việt trước hành động xâm lấn và giết hại người Việt là cực đoan, là mù quáng, gây tác hại hơn là đem lại lợi ích. Có lẽ cái thông điệp ngầm mà cô muốn nói cho người Việt là nên buông tay, quay về với tổ tiên Trung Hoa, và trở thành một huyện hay gì đó của Trung Quốc. Tôi biết cô chưa viết ra điều này, nhưng cái thông điệp đó bàng bạc trong bài viết.

Vậy thì chúng ta phải xem xét giả định của cô Bích có đúng không. Cách đây trên 15 năm, tôi có viết một loạt bài về nguồn gốc người Việt, và xin trích lại vài ý chính trong entry dưới đây. Xin tóm tắt như thế này: cho đến nay, không có bằng chứng nào để nói rằng người Việt xuất phát từ Trung Quốc. Thật ra, có bằng chứng di truyền học cho thấy ngược lại: người Nam Trung Quốc có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Nên nhớ rằng ngày xưa không có người Thái, Việt, mã Lai … mà chỉ có Đông Nam Á. Do đó, nói Đông Nam Á ở đây tôi muốn nói đến người Thái, Mon-Khmer, Tạng-Miến, Mã Lai, hay gọi chung là Bách Việt.
Xin nói thêm rằng người Trung Hoa không phải là dân tộc đầu tiên phát triển kĩ thuật trồng lúa nước. Người Đông Nam Á mới chính là chủ nhân của kĩ thuật này. Hạt lúa lâu đời nhất được tìm thấy trong một hang động ở Thái Lan. Nghiên cứu di truyền gần đây cho thấy tất cả các loài gia cầm như gà, chó, heo, v.v… trên thế giới đều có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Trong cuốn “Origin of species”, Darwin cũng từng khẳng định rằng tất cả các giống gà nuôi trên thế giới đều có nguồn gốc từ gà rừng Đông Nam Á. Trong một bài viết cho Tập san National Geographic, W. G. Solheim II nhận xét rằng Đông Nam Á là nơi phát triển nền chăn nuôi đầu tiên trên trái đất [18]. Điều này phù hợp với giả thuyết Đông Nam Á là một cái nôi văn minh nông nghiệp đầu tiên của con người, và cư dân tại đây rất là những người phát minh ra kĩ thuật trồng lúa nước, chăn nuôi, và truyền các kĩ thuật này lên phía Bắc (tức miền Nam Trung Quốc ngày nay).
Như vậy có thể suy luận rằng trước khi tiếp xúc và chịu ảnh hưởng hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, vùng Đông Nam Á đã hình thành một nền văn hóa lúa nước, và cư dân cổ ở đây (dân Bách Việt) đã phát triển một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, trong đó có cả văn minh châu thổ sông Hồng, hay văn minh Đông Sơn. Theo Trần Quốc Vượng, chính nghề trồng lúa nước (một ngành nghề đòi hỏi người dân phải nắm vững và thích nghi với thời tiết, môi trường sông nước) đã dẫn người cư dân cổ Đông Nam Á sáng tạo ra lịch dùng 12 con vật gần gụi với nền văn minh lúa nước làm biểu tượng.
Do đó, tôi nghĩ rằng giả định (assumption) của cô Bích không có cơ sở khoa học. Thật ra, tôi thấy những lập luận của cô Bích – nói theo người Tây phương là – chưa học thuộc bài. Ấy thế mà BBCVietnamese trịnh trọng giới thiệu cô Bích như sau: “tác giả […] là tiến sỹ về Quan hệ Quốc tế và Hoa Kỳ học, hiện đang giảng dạy Việt học và tham gia dịch thuật các công trình sử học cổ, trung đại của VN tại Đại học Yale, Hoa Kỳ.” Thật ra, ngay cả lời giới thiệu này hình như không đúng. Trong website của Đại học Yale không thấy tên cô Đỗ Ngọc Bích, chứ nói gì đến chuyện cô ấy “giảng dạy” ở đó. Một bạn đọc gửi email cho tôi chỉ ra rằng cô Bích hình như đang theo học PhD ở Hawaii. Website Đại học Hawaii cho biết cô là công dân Việt, từng học ở Hà Nội và đang theo học PhD ở Hawaii:

“Bich Ngoc Do is currently in the department’s PhD program. She was born and raised in Hanoi, Vietnam, where she also did her undergraduate work. Bich has a BA in Foreign Language Studies, with a major in English and a minor in French, and another degree in Sociology. For several years before coming to Hawai`i she taught English for Specific Purposes in the Departments of Sociology and International Studies at Hanoi University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University. She also served as a part-time project assistant for an Australian NGO in Hanoi that was working on women's reproductive health (1997) and as a director assistant to the International Relations Office - Asia Pacific Committee, at her university (1999). At UH she is focusing her studies on cultural studies, diplomatic history, and popular culture. She fulfilled a Certificate of International Cultural Studies at the East West Center in May 2002 with a project on the politics of nostalgia and visual representations in Vietnamese American music productions. In November 2002, she defended her MA thesis on Volunteers in Asia - Vietnam Program (1990-2002) and Vietnam - U.S. relations, and entered the PhD program. At the moment, she is completing her coursework and preparing for her qualifying as well as the comprehensive exams. The dissertation topic she is contemplating is "The cultures of Vietnam-U.S. normalization," with an emphasis on tourism, mass media, army museums, and politics. Upon the completion of her ABD, Bich plans to return to Hanoi to teach and do fieldwork research before coming back for the doctoral defense.”
Nếu đúng thế thì chẳng trách lập luận của cô Bích còn nhiều thiếu sót. Tôi chợt nhớ câu “Chưa đỗ cô / ông nghè đã đe hàng tổng”.
NVT
===

Garage Sale

Ai đó thường quan niệm, người Mỹ chi tiêu hoang phí, xài tiền như Mỹ, riêng tui không nghĩ vậy, có phần trái lại là khác...Garage sale là ví dụ điển hình.
Hằng năm, xóm tôi tổ chức "Garage Sales" 2 lần, 1 lần vào mùa Xuân và lần sau vào mùa Thu, có đăng lên báo địa phương hẳn hoi, và có flyers khắp những khu lân cận.

Đây là dịp để mọi nhà dọn dẹp lại nhà cửa, những món đồ đã dùng qua, hoặc chưa dùng tới, giờ cảm thấy không cần thiết nữa...vậy thì sao? đem bỏ ư...không, người Mỹ dọn ra trước sân nhà mình để bày bán. Trước vài ngày, họ lau chùi lại sạch sẽ, quần áo thì giặt, ủi ngay ngắn thơm tho, rồi họ chất vào thùng, vào kệ, máng lên cao ráo bày trí đẹp mắt, chứ không phải đồ cũ rồi họ tống đại ra sân đâu và
 cắm  bảng "Garage sale" hay "Yard sale", ở đầu con đường dẫn về nhà mình. Thường thì vào những ngày cuối tuần và chỉ vào 1 buổi sáng.
Trẻ con thích trò buôn bán này lắm, có lần khi Be lên 6, muốn Mẹ bán Garage sale, mẹ con lui cui dọn dẹp cuối cùng cũng được kha khá đem bày bán, vui vui, Be thì bán đi 1 số đồ chơi không còn thích nữa cho mấy bạn nhỏ hơn.
Đây cũng chính là cách để "share" với nhau, vì giá bán của những món đồ này thường là rất "cheap", nếu cho không thì khiến những người nhận khó tính tự ái, còn bán kiểu này thì rất là vui lòng người bán và hài lòng kẻ mua, người bán dù sao cũng nhận được chút gì đó cho công lao dọn dẹp bày biện của mình, cho dù khi dẹp tiệm cả nhà kéo đi ăn phải móc tiền túi bù thêm.
Không phải chỉ có người nghèo mới tìm đến mua những món hàng bán theo kiểu này mà ngay cả những người khá giả cũng vậy, người Mỹ không sỹ diện lắm, thấy cái họ cần mà còn mới xài được thì họ mua thôi. Có những món còn brand new luôn...mà mình rất cần, rất thích lại giá chỉ còn 5,10% tại sao mình có thể nghoãnh mặt làm ngơ chứ.
Xóm này hôm nay sale hàng , xóm khác chạy tới mua, hôm sau thì ngược lại, đồ mình không cần xài mà người khác cần thì bán lại cho nhau, tiết kiệm cho cả hai...mức sống xã hội nhờ đó cân bằng hơn.
Cuối tuần rồi, không phải là đợt sale của xóm, nhưng nhà kế bên hình như muốn dọn dẹp để chuẩn bị 1 chu kỳ mới hay sao, nên bày hàng ra tùm lum...thấy vui mẹ và Be, Bo chạy sang, cuối cùng đem về vài món, ...mình đang rất cần 1 xe đẩy để rãi phân và gieo hạt cho cỏ thì thấy ngay, còn mới và xài tốt, nếu mua mới thì 3,4 chục, cái này bán có 2 đồng còn chờ gì nữa mà không đẩy về.
Ở nhà, còn cả đống hình từ khắp nơi cần gom lại, giờ có mấy quyển album còn brand new luôn, mỗi quyển có 1 đồng tại sao hông rinh?
Bo thì thích quá con Scooby doo, chỉ có 50 cents, và hộp game Dora cũng vậy.
Ha...ha, mấy mẹ con khệ nệ ôm về nè:


Ngoài chuyện mua, bán Garage sale, tui thấy người Mỹ còn tiết kiệm 1 chuyện nữa là : khi đi ăn nhà hàng thức ăn thừa ít ai bỏ lắm, họ xin hộp để "to go", mang về nhà nếu không ăn, họ sẽ cho chó mèo ăn, hay rãi ngoài sân cho chim ăn, vậy đó, thức ăn Mỹ thừa mứa thật nhưng họ sử dụng đúng chổ cho chuyện thừa mứa đó.
Giấy, báo, tạp chí, lon, nhựa, pin, cell phone...gì , gì họ cũng đều recycle hết, mỗi nhà khi đổ rác đều có 2 thùng riêng biệt.
Hôm trước vào ăn trưa với Be, Bo trong trường, ăn xong có 2 em xách bao đi đến từng người để thu những chai nhựa và lon nhôm lại cho trường.
Mọi người ai cũng có ý thức, nhờ vậy đất nước mới giàu được.

Saturday, April 17, 2010

Học Việt ngữ

Be, Bo có lớp học tiếng Việt vào thứ bảy hàng tuần, từ 9:30 đến 11:30, 2 bé thỉnh thoảng vắng mặt vì phải tham gia Boy Scout.Trường Việt ngữ này, do nhóm phụ huynh và giáo viên VN khu học chánh Cy- Fair, cùng nhau thành lập, đã dược 11 năm rồi đó.
Đây là lớp mẫu giáo của Bo, có bạn lớn quá hé, cô giáo dễ thương lắm và dạy hay nữa, nhờ có cô này mà Bo mới ngoan ngoãn chịu học nè


Hình phía trên là lớp của anh Be, còn hình dưới là lớp em Bo.


Một buổi học sinh động và rất là chất lượng.






Còn đây là lớp 2 của anh Be, 2 cô giáo nhiệt tình và có phương pháp dạy rất tốt.


Giờ giải lao.


Một giờ học bổ ích.


Vô cùng cảm ơn nhóm thầy cô đã tận tâm tình nguyện đến lớp dạy các em, góp phần bảo tồn văn hóa Việt nơi xứ người.

Wednesday, April 14, 2010

Chị Tư !!!

       Trong số chị, em  nhà tôi, chị Tư là đẹp gái nhứt, bà con, lối xóm, bạn bè ai cũng cho là vậy, chị nhỏ hơn Thanh Lan vài tuổi, thần tượng của lứa tuổi chị cho nên được mọi người khen giống TL chị tôi thích dữ lắm.
        Ngày ấy, chị và chị Th là 1 cặp bài trùng, rất nhí nhảnh xinh xinh, dễ thương lắm...có nhiều đuôi và có nhiều cây si mọc quanh nhà, quanh trường...tôi thì được nhiều quà và nhiều lần được mấy anh chở đi chơi ăn kem, ăn chè...rút cục rồi chị chọn được anh Tư, anh - con Út gia đình giàu có nhưng hiền lành, lễ phép, cả nhà tôi ai cũng mến anh, rồi anh chị làm lễ cưới - đám cưới đầu tiên của gia đình tôi ( người đẹp thường được rước sớm), trước cả anh Hai và anh Ba luôn.
        Chị về làm dâu út 13, lúc ấy tôi bé xíu nên không biết chị có phải chiến đấu vất vả lắm không với 1đại gia đình chồng như vậy, chỉ biết là hè năm nào tôi cũng đến ở với chị Tư cả tháng và anh Ba thêm 1 tháng nữa thế là đi hết 2 phần 3 kỳ nghỉ hè, vì nhà Bác Tư và Bác Tám có vườn trái cây nè, có sông nè, Bác Tám không có con gái nhỏ nên mình được cưng lắm. Sau này lớn 1 chút, tôi hiểu được sự chịu đựng của chị với gia đình chồng, phải phục chị khéo nhường nhịn "dĩ hòa, vi húy".
       Con đầu lòng của chị , bé M, sinh trước em Út tôi 10 ngày, tôi nhớ, vui lắm những lần đi thăm mẹ, thăm em D, tôi được thăm luôn chị Tư và cháu gái của mình, vì M sinh thiếu 2 tháng, chỉ có 2 kg nên phải nằm trong lồng kính cho khỏe mạnh. Nhà bảo sanh tư rất sang và đủ tiện nghi, sạch sẽ, đi học về là tôi đòi vào với mẹ, ăn cơm với thịt kho tiêu, nựng 2 em bé luôn, thật thích.
       Năm sau, anh chị có thêm bé D, lại 1 lần nữa sinh thiếu tháng và bé cũng có 2 kg giống chị, BS nói vì chị có thai mà ngồi xe đò đường xa nhiều quá. Hàng tháng chị đi thăm anh Tư, đi lính đóng xa nhà.
       Được 3 năm thì giải phóng, anh đi tù, chị lại tiếp tục  sống với Ba Mẹ chồng già và 2 con gái, nhưng mức sinh hoạt giờ đây có phần eo hẹp hơn, cây xăng của nội M và đất vườn bị tịch thu, chị từ người con gái sống đơn thuần với mẹ cha, có chồng theo chồng, nội trợ sinh con, giờ hoàn cảnh sống khiến chị phải dấn thân, bương chải.
        Thời buổi gạo châu củi quế, cấm chợ, ngăn sông, chị đi buôn từ VL lên SG, quấn gạo, quấn thịt vô người, vượt qua trạm kiểm soát. Chị buôn đủ thứ thuốc tây, thuốc lá...cả da chai lông vịt nữa...tính chị rộng rãi, buôn bán có đồng vô , đồng ra là cho em út, nhớ lần đó thấy cái nón nhung màu nâu của chị , thích quá - xin...chị cho ngay, thời đó nón nhung mắc lắm, và là niềm mơ ước của những đứa con gái như tôi. Có lần chị bị lừa , đám đầu nậu lông vịt giao cho chị cả chục bao bố tờ toàn là vải vụn và giấy lộn, lần đó chị trắng tay...lăn lộn với cuộc sống, từ 1 phụ nữ hiền dịu, ít nói, đẹp mặn mà, chị biến thành 1 người đàn bà đanh đá hơn, lanh lẹ hơn và nhiều mưu mô hơn, đâu rồi nét dịu dàng 1 thời đã từng làm mê mệt bao người.
        Ngày anh về, sau bao năm đợi chờ, sau bao chuyến thăm nuôi đầy nước mắt, tưởng như sẽ đầy ắp tiếng cười, đầy ắp niềm vui nơi mái ấm gia đình anh chị với 2 con gái mong cha...nhưng những điều chờ đợi ấy chỉ ngự trị trong ngôi nhà chị chỉ được vài tháng, anh cảm thấy hụt hẫng với cuộc sống mới, anh nhận ra chị không còn là chị của anh ngày xưa, anh nói chị tham tiền quá...đi sớm về khuya, anh không hòa nhập được với xã hội...thế là anh tìm đến kinh kệ, chùa chiền. Chị cũng vậy, chị thất vọng về sự nhụt chí của anh, trong lúc chị lăn vào kiếm tiền nuôi con, chị có nhiều mánh khóe không làm anh hài lòng, anh nói chị gạt người ...bất chính...anh đem tiền cho sư, cho chùa...chị giận dỗi can ngăn...cuối cùng anh chị cơm không lành, canh không ngọt, bỏ mặc nhau...,mặc dù vẫn sống chung trong nhà, chị vẫn cơm nước cho anh nhưng không còn đồng cảm nữa, vì 2 con gái mà thôi.
Anh, chị mỗi người đều dồn hết tình thương vào 2 đứa con gái, tụi nó được chiều chuộng hết mực, M thì học hết cấp 3 rồi lấy chồng, M đi hợp tác lao động ĐL, chị lại tiếp tục nuôi cháu và cũng hết mực chiều chuộng chúng nó, con bé lớn hư lắm mới tí tuổi mà lo quần này, áo nọ, chưng diện, bồ bịch...vậy mà chị vẫn bênh chằm chặp, mẹ nó gọi về chị cứ nói nó học giỏi lắm, ngoan lắm, thế mới chết chứ.
Còn D thì mình đã kể ở bài Lấy chồng Đài Loan rồi đó.
        Cách đây 5 năm, anh mất...từ ngày anh từ giả chị nhắc về anh nhiều hơn, về những kỷ niệm đẹp, khi đó mình ngỏ ý chị sang bên này chơi cho khuây khỏa nhưng chị không chịu, chị phải lo cho 2 đứa cháu, cả đời chị không có thời gian vui cho riêng mình, chị hết lo cho con giờ lo cho cháu, M đi từ khi con nó mới 2 tháng giao luôn cho chị đến bi giờ thằng nhỏ được 6 tuổi rồi, còn chị nó thì 13 tuổi.
        Hôm trước gọi về, hỏi thăm chuyện D, chị nói sao lúc này bụng chị hay đau quá, mình nói chị nên đi BS, chứ đừng tự đi mua thuốc uống như vậy, rồi chị cứ hẹn lần, hẹn lựa chờ qua đám cưới D, rồi tới giỗ anh Tư, nửa tháng trước chị đau quá chịu hết nổi mới đi BV Cần Thơ khám, thì phải nằm viện chờ nội soi biết kết quả.
        Sáng mai, chị có cuộc giải phẩu lớn, 1 khối u ác tính trong dạ dày của chị, đã đến thời kỳ thứ 3, chất dịch đã tràn ra nhiều...M đang trên đường về, còn D thì bỏ vé máy bay không đi, ngày đêm túc trực trong BV.
        Chị ơi, má Tư của Be, Bo...nhớ hè 2008 về ở nhà má Tư, Be, Bo chơi giỡn thật thoải mái, nhà má Tư rộng, sân hơi mát mẻ, heo, chó, mèo, gà vịt , ngỗng gì đủ cả, mấy con tha hồ đùa ngịch.
Nhớ má Tư mua để dành sẵn cho Be, Bo thật nhiều nước ngọt nè, sửa tươi nè...trái cây nữa, còn cho mẹ thì là đủ các loại mắm...mắm sặc, mắm lóc, mắm thái...rồi dưa mắm nữa...Má Tư chu đáo lắm, thương mẹ và Be, Bo thật nhiều. Vậy mà, giờ Má Tư bị bệnh nặng như vậy mẹ không biết phải giúp làm sao bi giờ, trời ạ, chỉ biết gọi ĐT về hỏi thăm lòng vòng mà thôi, má Tư giờ ốm lắm, 15 ngày ăn chỉ được chút cháo, chỉ nhờ truyền nước biển tiếp sức...mình mới gọi báo cho anh Ba biết tin, chút nữa sẽ thắp nhang cho Ba, cầu nguyện Ba phù hộ cho chị vượt qua cơn hiểm nghèo này.
        Chị Tư ơi, kiên cường lên nghe chị, can đảm như chị đã từng can đảm, cuộc sống đầy gian lao, bất trắc này mà chị còn đương đầu được mà chị Tư ơi, người chị yêu mến của em, má Tư chiều cháu của Be, Bo.

Tuesday, April 13, 2010

Dạn dĩ và gan lì!

Vừa được văn phòng nơi Bo chụp CT cho biết kết quả là :  Normal, vội báo đến các bạn tin mừng này của Bo.


Trước khi đi chụp hình BS nói, sợ rằng Bo sẽ không nằm yên được ,nếu thế sẽ rất khó cho chuyên viên, mình liền nói, chắc được vì lần trước Bo chụp X-ray cổ suốt 2 giờ,
 thằng con bị bắt nằm đủ tư thế hết vậy mà Bo vẫn chịu được mà, cứ thử xem.
Lần này thì...bước vào phòng, lần đầu tiên thấy cái máy khổng lồ làm mình giật mình,
ngược lại thì Bo xem chừng thích thú lắm, có lẻ bé xem nhiều phim quá như:
Toy Story chẳng hạn, nên tưởng tượng khi mình nằm vào, sẽ được bay lên hay sao á.
 Con ngoan ngoãn nằm im, mẹ phải ra ngoài chỉ còn một mình Ba với Bo thôi.
Chụp hình loại này, bắt buộc bệnh nhân phải hoàn toàn không cử động trong vòng 5 phút,
 đó là chuyện không dễ chút nào đối với thằng bé cực kỳ hiếu động này, nhưng nghe Ba nói, con chịu khó nằm yên nha Bo, chụp hình xong Ba dẫn đi chơi Carnival, thằng nhỏ nghe lời, mình và Be chạy đi chợ . Lái xe vừa tới Walmart chưa kịp quẹo vô thì...reng...reng nói mẹ lại rước Ba với em Bo xong rồi...sao nhanh vậy ta, hôm trước X-ray gần 2 tiếng lận mà.
Đến nơi, cha con đã chờ sẵn, sao giỏi vậy, có được không, hay bị đuổi về...No, he said...not believe vì Bo nằm im ru nên hắn chụp rẹt, rẹt là xong, hắn mừng quá xá, tặng Bo sticker : Super Star Pateint nữa, vì nếu Bo mà ngọ nguậy thì hắn mệt luôn.
Con giỏi quá Bo ơi, mình đi Carnival nha.


Vừa tới nơi, Bo chạy thẳng đến cái to nhứt, cao thiệt là cao, Bo không biết sợ là gì, hồi mới 3 tuổi đã leo lên mấy slide hay mấy trò chơi ở Mc. Donald's rồi, lúc đó anh Be 6 tuổi mà sợ run, Be sợ cao lắm.
Nhớ lúc Be 4 tuổi, chỉ leo lên dàn cầu tuột nhỏ ở công viên mà Be ôm mình chặt cứng, khóc hu hu..., mình nghĩ có lẻ bé đã từng bị ngã ở trường hay sao, cho nên Be có ấn tượng không tốt như vậy.
Còn Bo thì, mới té đó, mới đi chụp CT về đó, nhưng chả ngán chút nào , ông nhỏ hăng độ lắm.
Còn muốn leo cái dưới này nữa nè, nhìn thèm lắm nhưng Ba không cho...


Bo chẳng những gan lì, mà còn dạn dĩ nữa, không sợ con gì hết trơn, chỉ thích hay không thôi chứ không biết sợ là gì...còn chơi thì cũng hết mình luôn.

Hôm đi trại còn đòi đi cầu treo nữa chứ.
Bo ơi, Ba Mẹ cũng sợ con luôn, nhưng thằng nhỏ có hiếu động như vậy mới khỏe mạnh, và có gan lì dạn dĩ như vậy mới đáng là con trai chứ, phải không my girl...no...í lộn my boy.

Khách sạn ngàn sao...

Lần đầu tiên trong đời mình ngủ bụi, Be, Bo cũng vậy, còn AB thì đã từng nếm mùi rồi...muốn thử cảm giác ra sao cái không khí rừng rú trong lành thơm thơm mùi cây cỏ ấy, nên đã làm cái quyết định ở lại đêm cắm trại với Be. Mấy lần trước sau khi lửa trại xong là về, vì Bo còn nhỏ quá.
Đáng lẻ mẹ và Bo bị ở nhà, nhưng tới chiều Ba chạy về rước đi vì cảnh ở đó đẹp lắm vả lại thấy có con nít nhỏ cở Bo nữa mà, chắc cho Bo đến chơi được, (vì trại qui định chỉ có nhóm Webelos tham dự mà thôi).

Đường nhỏ ngoằn nghèo lên xuống uốn lượn theo con suối nước chảy róc rách thật đẹp, những bãi cỏ xanh mượt, chen giữa rừng cây rộng lớn, vì lên trể nên không chụp được cảnh huấn luyện của Be.

                 Đến nơi là bắt đầu chuẩn bị ăn chiều, chia nhau đứa chiên, đứa nướng, xôm tụ lắm...

Ăn xong được chơi tự do .
Be nhát lắm chỉ bước được 2 bước là bỏ cuộc,
 còn Bo thì gan cùng mình đi hết cầu dây luôn làm Ba và Mr.? theo đỡ mệt đừ.


Tiết mục mong đợi đến, đúng 19 giờ mọi người lủ khủ xách ghế tập trung xem lửa trại.
Giờ phút này đây, dường như mọi lo âu, phiền muộn đều tan biến nhường chổ cho hào hứng, sôi nổi nhưng thật thiêng liêng, tiếng trống dồn dập, tiếng hát nhịp nhàng bên ánh lữa bập bùng thật thú vị làm sao.

         Gần 2 giờ hò hét, bọn trẻ cuối cùng cũng hết hơi...tan hàng về lều của mình nghỉ mệt, nói vậy chứ chỉ có người lớn già yếu thôi, còn bọn trẻ vẫn còn hăng độ lắm , lâu lâu mới có dịp quậy mà nên cứ chạy rượt, đuổi bắt tới khuya.
       Đến lúc vào lều rồi cũng nào có yên, lâu lâu nghe có tiếng hú và tiếng vổ vào lều lịch bịch, khiến Be ứ nhấp nhõm không ngủ .

         Cả đêm mình trằn trọc, xoay tới xoay lui, lạnh quá không ngủ được, í là đã chuẩn bị tấm nệm hơi thật lớn, ai cũng mặc mấy cái áo, và đắp 2 lớp mền vậy mà, người nào người nấy nằm co ro không dám nhút nhít. Anh B thì ôm Cu Bo cứng ngắc, sợ thằng nhỏ lạnh, nhưng cũng sợ nó tê người, nên lâu lâu lại đổi tư thế, Be cũng không dám cựa quậy vì sợ đạp trúng Bo, còn mình thì ê ẩm cái lưng...cái lều rộng lắm dành cho 8 người, cả nhà mình dồn cục lại 1 góc.
     Rồi cũng qua 1 đêm ở khách sạn ngàn sao, đã nếm được mùi dầm sương dãi nắng, tập cho mấy thằng con lăn lộn và chai lì, để sống dễ hơn, có đụng chuyện thảy đâu cũng thích nghi được. Vậy đó mà khoái - về nhà bắt ba dựng lều sau vườn rồi dọn đồ ra ngủ nữa, mình nói chờ weekend mẹ cho ra overnight, again.

Sunday, April 11, 2010

Phuc vụ & Đối xử

                                    Mình thật sự hài lòng với cách phục vụ của thầy cô giáo và
các  phần hành của trường, rất chu đáo và tận tụy với học sinh.
           Bà hiệu trưởng hình như nhớ tên hết gần 800 em học sinh của mình thì phải, vì mỗi lần có lễ lộc gì ở trường tổ chức mình vào tham dự, đều thấy bà đứng ngay cổng chào hỏi và gọi tên từng em một, thỉnh thoảng bà dang rộng tay ôm 1 em vào lòng,  phải công nhận hay, rất tinh tế và rất tâm lý nữa, thích bà ghê.
           Be, Bo đã qua 2 trường cả 2 đều có cách đối xử với học sinh gần giống nhau, có thể nói lên rằng cách giáo dục của Mỹ và hệ thống GD Mỹ rất tốt. Họ tìm đến mình chứ không phải mình tìm đến họ, phát hiện con mình có gì đó bất bình thường là họ vội vàng thông báo, gửi thư mời họp và cùng thảo luận tìm hướng giải quyết, nhiều lúc thấy họ quan tâm còn hơn cả mình nữa.
          Vì con mình cả 2 đứa đều nằm trong những nhóm học sinh đặc biệt của trường, nên cảm nhận của mình rất thật và sâu sắc.
           Trường có rất nhiều chương trình để chăm sóc, giảng dạy cho nhóm đặc biệt cần trợ giúp này, cả nhóm của Bo có 6 em vậy mà có đến 4 cô giáo trực tiếp ở lớp chính, còn mỗi em ở độ tuổi khác nhau sẽ được đưa vào khối lớp tương đương để hội nhập với trẻ bình thường mỗi ngày 2 giờ, và những buổi liên hoan, sinh hoạt vì thế em có thêm 2 cô giáo nữa.
            Một năm các em có 2 lần field trip, cho các em học hỏi từ môi trường sống , sinh hoạt đời thường nhằm phát triển tư duy, giao tiếp và các ứng dụng .

Đến chợ Walmart
(12/2009)
Cô giáo dẫn các em đến từng quầy hàng, dạy đọc tên các loại hoa quả, rau cải,
 nhận biết lớn nhỏ, phân biệt màu sắc, mùi vị.



Cho các em biết sữa được làm từ đâu và từ sữa thì làm tiếp những sản phẩm gì,
rồi đến hàng thịt, hàng trứng...trứng của con gì...hỏi và giải thích,


Đưa cho các em mẫu hình rồi muốn em tìm sản phẩm giống vậy, nó dùng để làm gì...
Bo tìm được rồi nè teacher ơi...hoan hô.

Bo mê nhứt là quầy này đây.

Đi hết Walmart, người lớn và con nít mệt đừ , bụng thì đói meo,
 a ha hay quá Mc Donald ngay đây luôn, xông vào thôi.
Đến đây vẫn chưa hết học, teacher đưa menu cho từng đứa
biểu tự chọn món ăn cho mình và cho tự trả tiền nữa.


Đứng xa xa nhìn tụi nhỏ sinh hoạt rất trật tự và vui vẻ,
các cô lấy đồ ăn cho từng đứa xong xuôi mình mới len lén đi về.

Vui trong lòng, thầm nghĩ gia đình mình mai mắn lắm được dung thân
nơi xứ sở đầy tình người với nền giáo dục tân tiến và hoàn mỹ này, thanks !

Mỗi lần như vầy, mình lại nhớ đến những đứa trẻ kém may mắn tại quê nhà mà không khỏi chạnh lòng, cùng độ tuổi, cùng chứng bệnh nhưng ở 2 đất nước có 2 nền giáo dục và tập quán hoàn toàn trái ngược nhau như đen và trắng...biết phải làm sao???

Friday, April 9, 2010

Cu Bo muốn nói...?

           Hồi trưa hôm qua, ba mẹ dẫn con đi doctor, lúc đầu con hông chịu , con muốn ở nhà xem phim hay lắm, nhưng ba mẹ nói đi chút xíu cho doctor xem đầu của con có OK không, coi sau lưng con có bị gì không, con mà đau đầu , đau lưng thì làm sao mà ngồi xem phim được, nghe vậy con vui vẻ chạy đi thay đồ 1 mình không cần mẹ giúp.
         Vào phòng khám, bỗng dưng con linh hoạt hẳn lên thấy nền gạch lót thành hình chữ E, con huyên thuyên vừa nói vừa chỉ, con cong cong mấy ngón tay thành hình chữ E rồi nói E for eyes (chỉ vào 2 mắt), e for ears (chỉ 2 tai), rồi đưa 1 tay ra phía trước làm vòi vẩy vẩy, khòm lưng để 1 tay sau đích ngoắc ngoắc E for Elephant...nói liền cái miệng cho đến khi doctor bước vào; Hi, doctor rồi chỉ vào ống nghe, ngoan ngoãn há miệng, nghiêng đầu , hít thở...thằng con lăn xăn làm ai cũng phì cười.
          Doctor nói đừng dán miếng băng nữa, Ba gỡ cho Bo , ... au, con hông chịu. Dr. dụ khị đưa Bo cầm chơi que gòn, rồi cô nhẹ nhàng gở ra sức thuốc vào cho Bo.


Kiểm tra xong, tổng quát thì con không bị gì , con đi đứng, cười nói bình thường, giờ chỉ còn lo cái đầu, Dr. viết giấy chuyển đi CT não, Ba, Mẹ , Con đến nơi được hẹn ngày hôm sau.

Thưa các dì, các cậu thân mến!
Con là Bo, con của Ba B, mẹ T, em của anh Be, bữa nay con khỏe rồi, con muốn nói...

hết trơn mấy Dì, Cậu đã quan tâm, lo lắng cho con.
Chiều nay, con đi chụp CT, có kết quả sẽ báo liền cho các cậu, dì biết .
Thương!
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...