Mượn bài này của anh tôi (Hoàng Trung) để đăng lên Blog của mình , những hình ảnh, những kỷ niệm của quê nhà luôn ở mãi bên tôi dù cho tôi ở phương trời nào, cám ơn Anh rất nhiều.
Quê tôi nhà nào cũng có một chiếc cầu bắc xuống dòng sông bên nhà, Mẹ tôi thường gọi đó là bến, mỗi khi sai tôi ra đó làm gì bà bảo : Con xuống bến….ví dụ như T. à! con xuống bến đón ghe hàng cho Mẹ nhe. Lớn lên đi đây đó, ,đọc trong những tác phẩm văn học, tôi biết thêm mọi người gọi đó là bến nước. Khi đi xa tôi rất nhớ bến nước quê nhà, ngộ ra đó là hình ảnh của quê hương.Khi ai đó nhắc về quê hương tôi thoáng nghĩ đến dòng sông,cánh đồng,con đò..và không quên bến nước nhà tôi với vài cái mái chứa nước mát lành, cái gáo dừa đen thui, vài con cá lim kìm suốt đời ngoe nguẩy ngược dòng nước.
Hồi nhỏ, bến nước đối với tôi chỉ là chiếc cầu gập gềnh bám đầy rêu xanh trơn trợt.đây là khu vực Mẹ tôi cấm tôi léo hánh xuống đó. Tuy vậy tôi cứ vô tư như không có lời cảnh báo của Bà, có những buổi trưa hè tôi trốn Mẹ xuống bến một mình ngồi thả những chiếc thuyền giấy nhỏ nhắn. Thuyền giấy cứ xoay dần quân quýt quanh chân cầu mà chẳng chịu ra xa, trên cầu tôi cứ tìm đủ mọi cách cho nó trôi đi. Suốt buổi trưa đó tôi cứ loay hoay như thế mà thuyền giấy vẫn chưa chịu ra khơi vì mặt sông đây những dề lục bình tim tím không bờ không bến, cho đến khi tôi nghe tiếng kêu ơi ới của Mẹ gọi tôi.Nhìn lên bờ thấy Mẹ với cặp mắt lo lắng như sợ mất con, từ hôm đó hình ảnh ấy cứ ám ảnh trong đầu mãi, tôi quyết định không xuống bến nữa..Trước năm tôi vào lớp một,, Mẹ tôi bế tôi ra giữa dòng sông, đột ngột bà buông tay cho tôi chới với ngụp lặn giửa dòng nước. Tôi uống nhiều nước và cố gắng lội vào bờ,từ đó tôi biết bơi.
Lớn lên một chút, bến nước là nơi có nhiều kỷ niệm êm đẹp gắn bó với tuổi thơ của tôi. Đó là nơi tôi cùng bè bạn tắm gội, đùa giỡn và đôi khi vẫn một mình ngồi trên cầu để thổi những bong bóng xà phòng bảy màu gửi ước mơ cho gió bay đi bay đi..
Ngày đi học đầu tiên của anh chị em nhà tôi Mẹ tôi dẫn chúng tôi xuống bến gửi cho người lái đò quen biết , chiếc tam bản cụt mũi lắc lư đưa đám học trò lấm láp ngây ngô ra giữa dòng sông nước,đây là chuyến đi xa nhất, xa Mẹ đầu đời của tôi. Xuồng đưa tôi đi qua mấy con mương với những rặng bần chát ngắt, ngồi giửa lòng xuồng nhìn trời xanh trắng cánh cò , tôi nhớ Mẹ,nhớ câu hát Mẹ ru :
Suốt buổi học đầu tiên ,tôi chỉ có nước mắt và bóng Mẹ ..
Lên cấp hai, lũ chúng tôi phải ra tỉnh học . Đêm đầu tiên, Mẹ tôi không ngủ, Mẹ thức canh lắng nghe tiếng máy đò chạy vào lúc một giờ khuya, mỗi ngày chỉ có một chuyến, nếu trể phải đợi đến đêm sau. Khi tiếng đò con vang xa xa ,Mẹ đánh thức lũ con vậy, Mẹ cầm chiếc đèn dầu le loét xuống bến đưa lên đưa xuống, bác tài công phát hiện ra Bà quay mủi tàu ghé vào bờ rước chúng tôi. Tiếng máy đò inh ỏi át tiếng chúng tôi thưa Mẹ đi học, đò đi xa rồi khi nhìn lại vẫn còn thấy ánh đèn le lói của Mẹ một mình trông theo. Tôi đâu biết rằng đó là chuyến đi khởi đầu cho anh em chúng tôi xa nhà,xa quê, xa Mẹ sau này.
Lớn lên, lớn lên , lớn lên, lần lượt các chị và em gái tôi xuống bến theo chồng, Me tôi sanh con gái nhiều,Mẹ chỉ có hai trai thôi,anh tôi theo gia đình ra riêng. Ngày em trai tôi đến tuổi lập gia đình, nghe nơi đâu có con gái nhà tử tế đên tuổi cài trâm,Mẹ tôi choàng khăn, áo dài tươm tất xuống bến chèo ghe đi làm quen,hỏi cưới cho em tôi. Mẹ tôi vất vả vài năm rồi cũng tìm được cho mình một nàng dâu như bao nhiêu cô dâu vùng sông nước : lấy chồng, làm dâu, lội ruộng , đẻ con... Người dưng đến nhà rước các chị và em gái tôi về làm dâu cũng từ cái bến nước nhà tôi đi lên,cũng từ đó các người lên thuyền theo chồng. Em dâu tôi ngày đầu vu qui từ bến đi vào và ở mãi với Mẹ tôi cho đến bây giờ.
Cho đến bây giờ, ở quê tôi đường giao thông đã phát triển,xe về đến tận nhà.Mỗi lần về quê tôi hay có thói quen đếm lại còn bao nhiêu bến nước và phát hiện ra chúng đã xiêu vẹo, không còn nhiều. Chúng cũng như các bà Mẹ già, Mẹ tôi gần chín mươi tuổi, Mẹ vẫn còn nhai trầu và tôi ngộ ra các bà Mẹ tuổi này trở nên xưa nay hiếm. Tôi ngồi hàng giờ trên bến nước một mình, Mẹ tôi lâu rồi không còn ra bến nữa,nhìn lên thi thoảng tôi bắt gặp Mẹ đứng trong ngạch cửa trông xuống bến như tìm bóng hình ai, Mẹ già quá, cô đơn quá.
Anh tôi và em gái tôi theo gia đình định cư tận bên kia bờ Thái Bình. Anh tôi ít về, chi dâu tôi và các cháu về nước thường, nhưng các cháu thì đã có gia đình về quê chồng hoặc bân chăm sóc con nhỏ,chị dâu tôi dính vào chuyện thăm viếng sui gia, cha mẹ già yếu đuôi bịnh hoạn,thi thoảng chị dâu tôi mới về thăm Mẹ tôi.
Ngày giỗ Ba tôi hay ngày Tết Anh và em tôi bên kia nửa vòng trái đất thường gửi cho Mẹ tôi thật nhiều tiền, đối với tôi,ai kêu gì mần nấy, chuyện mò cua bắt ốc mót lúa kiếm ăn còn không xong, vài trăm đô là nhiều lắm.
Mẹ tôi già rồi, mắt đã lòa, tai nghe tiếng được tiếng không, tính hay quên, Mẹ tôi cất tiền và đôi khi quên đi chổ cất,mất cũng không hay. Có một điều Mẹ tôi không bao giờ quên ,vào những ngày quan trọng đó, Mẹ cứ quanh quẩn bên chiếc điện thoại để mong được nghe tiếng của các con ở xa, nhất là của anh và em gái tôi. Tiếng điện thoại vang lên,các em tôi nghe rồi gác ống nghe xuống Mẹ buồn nhưng vẫn tin chờ hy vọng vào lượt sau. Lượt sau em gái tôi gọi về, không biết Mẹ tôi có nghe rỏ không,tôi thấy Mẹ chỉ yên lặng,hoặc nói thì thào gì đó, Mẹ cầm ống nghe,Mẹ còng lưng, tôi có cảm giác Mẹ phải cố gắng nghe bằng cái lưng còng già cỗi, gầy guộc chứ không phải nghe bằng tai của mình.
Thỉnh thoảng, Mẹ lại ra cửa nhìn xuống bến, trông mong như chờ đơi ai đó ,tôi thấy trong mắt Mẹ đậm hình bóng của các con mình,văng vẳng câu thơ ;” Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”.
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con...!
Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình.
Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ.
Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát
Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà.
Quê tôi nhà nào cũng có một chiếc cầu bắc xuống dòng sông bên nhà, Mẹ tôi thường gọi đó là bến, mỗi khi sai tôi ra đó làm gì bà bảo : Con xuống bến….ví dụ như T. à! con xuống bến đón ghe hàng cho Mẹ nhe. Lớn lên đi đây đó, ,đọc trong những tác phẩm văn học, tôi biết thêm mọi người gọi đó là bến nước. Khi đi xa tôi rất nhớ bến nước quê nhà, ngộ ra đó là hình ảnh của quê hương.Khi ai đó nhắc về quê hương tôi thoáng nghĩ đến dòng sông,cánh đồng,con đò..và không quên bến nước nhà tôi với vài cái mái chứa nước mát lành, cái gáo dừa đen thui, vài con cá lim kìm suốt đời ngoe nguẩy ngược dòng nước.
Hồi nhỏ, bến nước đối với tôi chỉ là chiếc cầu gập gềnh bám đầy rêu xanh trơn trợt.đây là khu vực Mẹ tôi cấm tôi léo hánh xuống đó. Tuy vậy tôi cứ vô tư như không có lời cảnh báo của Bà, có những buổi trưa hè tôi trốn Mẹ xuống bến một mình ngồi thả những chiếc thuyền giấy nhỏ nhắn. Thuyền giấy cứ xoay dần quân quýt quanh chân cầu mà chẳng chịu ra xa, trên cầu tôi cứ tìm đủ mọi cách cho nó trôi đi. Suốt buổi trưa đó tôi cứ loay hoay như thế mà thuyền giấy vẫn chưa chịu ra khơi vì mặt sông đây những dề lục bình tim tím không bờ không bến, cho đến khi tôi nghe tiếng kêu ơi ới của Mẹ gọi tôi.Nhìn lên bờ thấy Mẹ với cặp mắt lo lắng như sợ mất con, từ hôm đó hình ảnh ấy cứ ám ảnh trong đầu mãi, tôi quyết định không xuống bến nữa..Trước năm tôi vào lớp một,, Mẹ tôi bế tôi ra giữa dòng sông, đột ngột bà buông tay cho tôi chới với ngụp lặn giửa dòng nước. Tôi uống nhiều nước và cố gắng lội vào bờ,từ đó tôi biết bơi.
Lớn lên một chút, bến nước là nơi có nhiều kỷ niệm êm đẹp gắn bó với tuổi thơ của tôi. Đó là nơi tôi cùng bè bạn tắm gội, đùa giỡn và đôi khi vẫn một mình ngồi trên cầu để thổi những bong bóng xà phòng bảy màu gửi ước mơ cho gió bay đi bay đi..
Ngày đi học đầu tiên của anh chị em nhà tôi Mẹ tôi dẫn chúng tôi xuống bến gửi cho người lái đò quen biết , chiếc tam bản cụt mũi lắc lư đưa đám học trò lấm láp ngây ngô ra giữa dòng sông nước,đây là chuyến đi xa nhất, xa Mẹ đầu đời của tôi. Xuồng đưa tôi đi qua mấy con mương với những rặng bần chát ngắt, ngồi giửa lòng xuồng nhìn trời xanh trắng cánh cò , tôi nhớ Mẹ,nhớ câu hát Mẹ ru :
Mai khôn lớn, con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
Lớn lên, lớn lên, lớn lên...
Con làm gì?
Con làm thi sĩ
Suốt buổi học đầu tiên ,tôi chỉ có nước mắt và bóng Mẹ ..
Lên cấp hai, lũ chúng tôi phải ra tỉnh học . Đêm đầu tiên, Mẹ tôi không ngủ, Mẹ thức canh lắng nghe tiếng máy đò chạy vào lúc một giờ khuya, mỗi ngày chỉ có một chuyến, nếu trể phải đợi đến đêm sau. Khi tiếng đò con vang xa xa ,Mẹ đánh thức lũ con vậy, Mẹ cầm chiếc đèn dầu le loét xuống bến đưa lên đưa xuống, bác tài công phát hiện ra Bà quay mủi tàu ghé vào bờ rước chúng tôi. Tiếng máy đò inh ỏi át tiếng chúng tôi thưa Mẹ đi học, đò đi xa rồi khi nhìn lại vẫn còn thấy ánh đèn le lói của Mẹ một mình trông theo. Tôi đâu biết rằng đó là chuyến đi khởi đầu cho anh em chúng tôi xa nhà,xa quê, xa Mẹ sau này.
Lớn lên, lớn lên , lớn lên, lần lượt các chị và em gái tôi xuống bến theo chồng, Me tôi sanh con gái nhiều,Mẹ chỉ có hai trai thôi,anh tôi theo gia đình ra riêng. Ngày em trai tôi đến tuổi lập gia đình, nghe nơi đâu có con gái nhà tử tế đên tuổi cài trâm,Mẹ tôi choàng khăn, áo dài tươm tất xuống bến chèo ghe đi làm quen,hỏi cưới cho em tôi. Mẹ tôi vất vả vài năm rồi cũng tìm được cho mình một nàng dâu như bao nhiêu cô dâu vùng sông nước : lấy chồng, làm dâu, lội ruộng , đẻ con... Người dưng đến nhà rước các chị và em gái tôi về làm dâu cũng từ cái bến nước nhà tôi đi lên,cũng từ đó các người lên thuyền theo chồng. Em dâu tôi ngày đầu vu qui từ bến đi vào và ở mãi với Mẹ tôi cho đến bây giờ.
Cho đến bây giờ, ở quê tôi đường giao thông đã phát triển,xe về đến tận nhà.Mỗi lần về quê tôi hay có thói quen đếm lại còn bao nhiêu bến nước và phát hiện ra chúng đã xiêu vẹo, không còn nhiều. Chúng cũng như các bà Mẹ già, Mẹ tôi gần chín mươi tuổi, Mẹ vẫn còn nhai trầu và tôi ngộ ra các bà Mẹ tuổi này trở nên xưa nay hiếm. Tôi ngồi hàng giờ trên bến nước một mình, Mẹ tôi lâu rồi không còn ra bến nữa,nhìn lên thi thoảng tôi bắt gặp Mẹ đứng trong ngạch cửa trông xuống bến như tìm bóng hình ai, Mẹ già quá, cô đơn quá.
Anh tôi và em gái tôi theo gia đình định cư tận bên kia bờ Thái Bình. Anh tôi ít về, chi dâu tôi và các cháu về nước thường, nhưng các cháu thì đã có gia đình về quê chồng hoặc bân chăm sóc con nhỏ,chị dâu tôi dính vào chuyện thăm viếng sui gia, cha mẹ già yếu đuôi bịnh hoạn,thi thoảng chị dâu tôi mới về thăm Mẹ tôi.
Ngày giỗ Ba tôi hay ngày Tết Anh và em tôi bên kia nửa vòng trái đất thường gửi cho Mẹ tôi thật nhiều tiền, đối với tôi,ai kêu gì mần nấy, chuyện mò cua bắt ốc mót lúa kiếm ăn còn không xong, vài trăm đô là nhiều lắm.
Mẹ tôi già rồi, mắt đã lòa, tai nghe tiếng được tiếng không, tính hay quên, Mẹ tôi cất tiền và đôi khi quên đi chổ cất,mất cũng không hay. Có một điều Mẹ tôi không bao giờ quên ,vào những ngày quan trọng đó, Mẹ cứ quanh quẩn bên chiếc điện thoại để mong được nghe tiếng của các con ở xa, nhất là của anh và em gái tôi. Tiếng điện thoại vang lên,các em tôi nghe rồi gác ống nghe xuống Mẹ buồn nhưng vẫn tin chờ hy vọng vào lượt sau. Lượt sau em gái tôi gọi về, không biết Mẹ tôi có nghe rỏ không,tôi thấy Mẹ chỉ yên lặng,hoặc nói thì thào gì đó, Mẹ cầm ống nghe,Mẹ còng lưng, tôi có cảm giác Mẹ phải cố gắng nghe bằng cái lưng còng già cỗi, gầy guộc chứ không phải nghe bằng tai của mình.
Mẹ của con, con nhớ mẹ quá mẹ ơi!
Chúng con thương mẹ nhứt trên đời!!!
Con và cháu của mẹ, Thảo, Bình, Be và Bo.
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con...!
Bến nước nhà tôi bây giờ không còn con đò nào, đêm quê tôi vắng tiếng còi tàu ngân dài rước khách. Nước sinh hoạt đưa đến tận nhà, nước sông bây giờ ô nhiểm trầm trọng, thi thoảng mới bắt gặp cảnh trẻ con nô đùa sóng nước.
Nhà Cậu Tám (Tranh của Be)
Sau nhà tôi người ta đang làm con lộ nhựa rộng rãi, rồi đây đến mùa thu hoạch hàng đoàn xe tải sẽ thay thế những chiếc ghe bầu vào chuyển nông sản, còn mấy ai nhớ đến cái bến nước của Mẹ tôi. Mai này có thể bến nước không còn nữa, tôi chỉ sợ rồi ngày nào đó , trước hiên nhà lũ con cháu chúng tôi không tìm thấy dáng đứng còm cõi, mòn mỏi của mẹ tôi. Phải chăng khi Mẹ đi xa, chúng con chỉ còn nước mắt và thoáng hình bóng Mẹ…Mẹ đi đâu ? Có ngây ngô không khi tự nghĩ mẹ đi đâu đó một lát Mẹ về …
Nhe Mẹ, Mẹ thương yêu của chúng con.
23 comments:
Chị BeBo, thấy hình Mẹ chị làm em nhớ Ngoại quá ...Mẹ chị giờ ở Vĩnh long hay ở đâu vậy chị ? ...Hình cưới anh chị chụp năm nào mà đẹp quá .
Bài cảm động quá chị T ơi.
Ai đã từng sống ở miền tây mới yêu và nhớ những bến nước mà chị kể.
Chia sẻ cùng chị
Hiểu cảm giác của mẹ Be, Bo: nhớ và thương mẹ già đến thắt lòng.
Thật tuyệt khi Th. đưa hình cô dâu chú rể vào ,trong lúc viết bài này anh T cố gắng tìm một hình như vậy để minh họa mà không có,nay có dược hai tấm thích quá. Lại thêm bức tranh Nhà cậu Tám ,tuyệt quá có con đò bến nước,dòng sông,cây dừa..quê Ngoại của Be trong tranh sống động quá.Cám ơn Th. B. và Be Bo nhiều nhe.
Anh của Thảo viết cảm động quá. Những bức ảnh đẹp và gợi nhiều cảm xúc.
Mong Mẹ Thảo mạnh khỏe và sống thật lâu cùng con cháu
cái tánh mít ướt của em đọc xong thì khóc luôn...hihihi...sáng sớm trong office chưa có ai :))
nhớ Mẹ...nhớ Ngoại (Ngoại mất rồi)....nhớ nhà...từ ngày moved qua Cali thì mới hiểu được cảm giác nhớ nhà....
chúc cho mẹ chị nhiều sức khỏe vui chơi với con cháu.
@ All: Cám ơn các bạn đồng cảm với mình, nhờ trời, nhờ không khí trong lành miền quê, Mẹ Thảo vẫn khỏe, chỉ thỉnh thoảng nhức đầu, chóng mặt nhẹ thôi, vẫn còn ăn được mỗi bữa 2 chén cơm. Chúng mình luôn ao ước Mẹ sống đời với con.
@Anh T, Chị N: Chợt nhớ có mấy tấm hình thích hợp quá nên bỏ lên, nghĩ rằng anh chị sẽ thích nên không nói trước. Thanks.
@Hai: Mẹ chị đang ở Cần Thơ, hình cưới chụp năm 97 đó em.
Đọc bài viết mà lòng rưng rưng. Cảm ơn chị đã chia sẽ. Ngày xưa em cũng ở ngay bến nước giống nhà chị, cái cầu anh chị tả em hình dung ra được, có rong rêu bao phủ xanh rờn.
@Đậu : Mỗi lần bước xuống cầu sợ lắm, có khi chỉ là 1 thân cây còng thôi, sau này anh chị làm cầu lớn và chắc chắn hơn mới dám ngồi 1 lần 2, 3 đứa...nhắc tới muốn...mếu...
Thảo, nghe mẹ Thảo mỗi bữa ăn được 2 chén cơm là thấy vui rồi. Hè này T. có về VN không?
@PD: Chắc hè này chưa về được, năm 2008 về rồi, có thể hè 2011 đó PD, còn nhỏ thì sao?
Chị ui, đọc mà em cũng rưng rưng theo nè. Nhớ lại lần ghé Vĩnh Long (hùi em mới học lớp 9 hà) .....
Nhìn hình mẹ chị mà em nhớ Ngoại em quá nè ..hic hic hic ....
Chèng ui, chị này giữ nhiều hình ảnh độc đáo nhen !!
hugsssssssssssssss
Hè này cả nhà về nè Thảo.
@DQ: Nhỏ này mới lớp 9 mà đi chơi xa dữ hé từ ĐL lặn lội xuống tuốt VL.
@PD: Đã thiệt, mình ước hè nào cũng về VN, nhưng không có khả năng.
Chị ui, hùi đó em đi theo mấy sơ làm thiện nguyện mà. Đi ngay mùa nước nổi luôn. Rồi lần đầu tiên trong đời ăn cháo ............rắn :)) :)) ....
@DQ: Ngon hông, cháo rắn đó, chị nhớ có lần nhà chị làm tiệc ba chị cũng nấu cháo rắn, có cho chị ăn trứng rắn nữa, lâu lắm rồi không nhớ mùi vị nó ra làm sao...
Kiếm bài hát này tặng BeBo nè
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=1NVmje3nxi
@Cap: Hay quá, cám ơn nhiều nha Cap, mến!
Rồi một ngày ... con cũng sẽ đứng ở bến nước này như Mười và dượng ...
@Uyên: một ngày này gần hay xa vậy con.
Cám ơn CapriR đã sưu tập bài Trở về dòng sông tuổi thơ,Cám ơn bạn thật nhiều.Trong clip TVDS Tuổi thơ tôi đưa nhiều hình ảnh sông Tiền sông Hậu, cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ ( sắp khánh thành ngày 24.4/2010) chính là dòng sông Hoàng Hiệp cảm xúc viết lên bài hát này .Xin gửi tặng bạn lời tâm sự của tác giả : “Đó là ca khúc tôi viết những năm đầu thập niên 80. Tôi sinh ra tại xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, sau một thời gian dài xa quê, xa dòng sông mà cả quãng tuổi thơ gắn bó, được trở về ngắm sông Tiền lặng lờ trôi, tôi đã viết Trở về dòng sông tuổi thơ. Tôi không phổ biến bài này vì nghĩ đó là tự sự của riêng mình, chỉ hát cho bạn bè nghe lúc họp mặt. Chẳng ngờ, được nhiều người thích, bạn bè xui nên phổ biến bài hát. Phải đến 7-8 năm sau khi sáng tác, bài hát mới được công chúng biết đến”. Trong clip ,nhạc sỉ đã chơi ton Dm, nhip 2/4, andante êm đèm thiết tha,nguyên tác của Hoàng Hiệp, cảm ơn bạn đã nhín ít thì giờ quí báu xem đoạn clip này,xin tặng bạn những dòng nhạc du dương đó,gọi là chút quà quê nhà,Cám ơn CapriR nhiều lắm.
Cám ơn Th. nhiều, bây giờ chỉ còn chờ thái độ và thiện chí của bên nhận lỗi sẽ khắc phục như thế nào, mong họ sẽ làm đúng như chủ trương và đường lối tiêu chí họ viết bên cạnh tên báo " Tờ báo tin cậy của mọi gia đình " Hãy chờ xem phong cách của một tờ báo lớn nhé.
Những dòng xin lỗi của báo KHPT, sau khi nhận được email của anh Hoàng Trung, tôi đăng lại:
Mến gửi bạn!
Sau khi nhận được thư của bạn khiếu nại về bản quyền bài "Bến nước nhà quê" đăng trên HQ số 5/2013. Chúng tôi đã cho kiểm tra và kết quả như sau:
- Đây là bài của CTV lấy từ Blog :http://bebo200300.blogspot.com đúng như bạn phản ánh. Người sử dụng bài này nói rằng có xin ý kiến bạn trên Blog ( Commen) nhưng có lẽ chưa được sự đồng ý. Tên tác giả bài viết cũng để theo nick Blog của bạn... Về điều này, chúng tôi xin cáo lỗi vì vôi vàng, thiếu kiểm tra.
- Theo người BT bài này thì rất muốn liên hệ với bạn để xin phép và trả nhuận bút theo đúng luật nhưng chưa liên hệ được. Mong bạn thông cảm!
- Về việc đổi tựa bài và cắt gọn là cho phù hợp yêu cầu và khuôn khổ khi đăng báo chứ không phải " xào lại"...
Chúng tôi hoan nghênh và cảm ơn góp ý của bạn. Về " sự cố" này rất mong bạn thông cảm! Mong bạn tiếp tục ủng hộ báo.
Nếu có thể được, bạn cho địa chỉ liên lạc hoặc số ĐT để chúng tôi trao đổi nhiều hơn. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi ( Anh Nguyễn Long Hồ- Thư ký toà soạn. ĐT: 09). Rất mong tin của bạn.
Long Hồ- TKTS
May 9, 2013 at 10:24 PM
Post a Comment